BÁO CÁO KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 11 VÀ 11 THÁNG ĐẦU NĂM

12/12/2022
huyennn
BÁO CÁO KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 11 VÀ 11 THÁNG ĐẦU NĂM

BÁO CÁO KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 11 VÀ 11 THÁNG ĐẦU NĂM

TẢI BÁO CÁO KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 11 VÀ 11 THÁNG ĐẦU NĂM 2022

 

NHỮNG ĐIỂM SÁNG TRONG 11 THÁNG ĐẦU NĂM

Tình hình kinh tế – xã hội tháng Mười Một và 11 tháng năm 2022 tiếp tục tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng chậm lại. Kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; lạm phát cao, tăng trưởng thấp; cạnh tranh chính trị, xung đột vũ trang; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… đã làm gia tăng rủi ro đến thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu.

Những điểm nhấn KTVM nổi bật trong tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2022:

Tăng trưởng GDP vượt dự báo: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) Q3/2022 ước tính tăng khá cao ở mức 13.67% so với cùng kỳ năm trước, vượt các dự báo. GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8.83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022. Sang Q4/2022, khả năng tốc độ tăng trưởng GDP sẽ không còn giữ được phong độ tăng cao như trong Q3, nhưng dự phóng cũng trên 6%. Vì vậy cuối năm 2022, chúng tôi kỳ vọng GDP sẽ tăng trưởng vượt mức mục tiêu 6.5%, thậm chí là trên 8%.

Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ bùng nổ tăng trưởng: Tính chung 11 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5,180.5 nghìn tỷ đồng, tăng 20.5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 5%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 16.9% (cùng kỳ năm 2021 giảm 6.8%).

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp hồi phục, lấy lại đà tăng trước Covid-19: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng Mười Một ước tăng 0.3% so với tháng trước và tăng 5.3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2022, IIP ước tăng 8.6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 4.2%).

FDI thực hiện, mức cao nhất 11 tháng trong 5 năm: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 11 tháng năm 2022 ước tính đạt 19.68 tỷ USD, tăng 15.1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 11 tháng trong 5 năm qua.

Cán cân thương mại 11 tháng tăng cao, xuất siêu 9.4 tỷ $: Tháng Mười Một ước tính xuất siêu 0,78 tỷ USD. Tính chung 11 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 10,6 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 0,6 tỷ USD).

CPI trong tầm kiểm soát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2022 tăng 0.39% so với tháng trước. So với tháng 12/2021 CPI tháng Mười Một tăng 4.56% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4.37%. Bình quân 11 tháng năm 2022, CPI tăng 3.02% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2.38%

Nới room tín dụng: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1.5 - 2% (nới room) cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, như vậy, tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ vào khoảng 15.5 - 16% so với cuối năm 2021.

Lái suất: Cuộc đua lãi suất huy động vẫn đang còn nóng, nhưng một số ngân hàng lại giảm lãi suất cho vay.

Bình ổn tỷ giá: Tỷ giá đã có xu hướng bình ổn sau nhiều tháng năng nóng trước đó.

Hút tiền trên thị trường mở: Không tính đến đáo hạn, thì lũy đến hết tháng 11 NHNN đã hút tiền 354,185 tỷ đồng trên thị trường mở, mức hút ròng đã giảm nhiệt so với tháng 10 (hút 511,665 tỷ VND).

----------------

* Công ty Cổ phần Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam
Zalo group: 
Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam
Facebook: Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam CSI
Hotline: 0886 998 288
Email: online@vncsi.com.vn

0 bình luận, đánh giá về BÁO CÁO KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 11 VÀ 11 THÁNG ĐẦU NĂM

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký thông tin để nhận tin tức và cập nhật mới nhất hàng ngày từ chúng tôi
0.41913 sec| 955.148 kb