BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 - NĂM 2020

12/03/2020
anhpnh
TỔNG KẾT NHỮNG TIÊU ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý VỀ KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 - NĂM 2020.

TẢI VỀ BÁO CÁO ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

TỔNG KẾT NHỮNG TIÊU ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý VỀ KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 - NĂM 2020.

Đối mặt với dịch cúm Covid-19

Image result for economic

Tại Việt Nam, dịch bệnh Covid-19 gây tác động nặng nề đến ngành hàng không, du lịch, dịch vụ, đặc biệt là chuỗi giá trị, sự đứt gãy tuyến cung cấp nguyên liệu đầu vào, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Mặc dù bức tranh tình hình kinh tế - xã hội cả nước trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2020 không có nhiều điểm sáng nhưng cũng không quá ảm đạm dù chịu tác động của dịch covid-19.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ vững. Giá nhiều nhóm mặt hàng về cơ bản giữ ổn định, hoặc giảm. CPI tháng 2/2020 giảm 0,17% so với tháng trước. Xuất khẩu vẫn tăng trưởng; nhập siêu trong kiểm soát. Xuất khẩu ước đạt 36,9 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ; xuất khẩu của khu vực FDI tăng 0,9% và trong nước tăng 6%.

Khu vực dịch vụ là khu vực bị tác động mạnh nhất bởi dịch bệnh COVID-19; đặc biệt là các nhóm ngành liên quan đến du lịch, vận tải, lưu trú và ăn uống. Lượng khách quốc tế trong tháng 2/2020 chỉ đạt khoảng 1 triệu lượt khách, giảm 49,8% so với tháng trước, giảm 35,8% so với cùng kỳ…

 

Cụ thể với những điểm nhấn đáng chú ý trong tháng 02 - năm 2020:

 

GDP: GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8% (Quý I tăng 6,82%, quý II tăng 6,73%; quý III tăng 7,48%; quý IV tăng 6,97%). Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011. Quy mô nền kinh tế tiếp tục được mở rộng, đạt khoảng 266,5 tỷ USD, năm 2019 bình quân đầu người đạt 2.786 USD, cao hơn năm 2018 (năm 2018 là 2.590 USD).

CPI, lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 và bình quân 2 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước tăng 5,4% và 5,91% - mức tăng cao nhất trong 7 năm qua.

Tiền tệ, tín dụng: Thị trường tiền tệ, tín dụng cơ bản ổn định, đến ngày 20-2, so với cùng kỳ năm 2019, tổng phương tiện thanh toán tăng 13,06%, huy động vốn tăng tăng 14,15%.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP): Dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực khá mạnh đến hoạt động sản xuất công nghiệp nên tính chung 2 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 6,2% so với cùng kỳ 2019, thấp hơn nhiều mức tăng 13,7% của cùng kỳ năm 2018 và 9,2% của cùng kỳ năm 2019.

Cán cân thương mại: Xuất khẩu vẫn tăng trưởng; nhập siêu trong kiểm soát. Xuất khẩu ước đạt 36,9 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ. Nhập khẩu ước đạt 37,1 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ. Nhập siêu khoảng 176 triệu USD.

Vốn đầu tư & vốn (FDI): Do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Vốn FDI thực hiện giảm 5%; vốn FDI đăng ký mới và điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài giảm 23,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam: Mặc dù vẫn nằm trên ngưỡng trung bình 50 điểm, PMI đến nay đã giảm ba tháng liên tiếp, và kết quả của tháng 2 đạt 51,2 điểm - thấp nhất kể từ tháng 3/2016.

Đăng ký doanh nghiệp: Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng cả về số lượng và vốn; số doanh nghiệp giải thể giảm sau nhiều năm; số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký tiếp tục đạt mức cao so với cùng kỳ, với hơn 17.400 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký gần 364 nghìn tỷ đồng (tăng 9,1% về số doanh nghiệp và tăng 47,1% về số vốn đăng ký); có gần 12.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 17,1%).

Thu, chi ngân sách nhà nước: Do ảnh hưởng của thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý, kết hợp với tác động của dịch Covid-19, nhiều hoạt động của nền kinh tế bị giảm sút, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước trong 2 tháng đầu năm nay.

Tổng mức bán lẻ & du lịch: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2 giảm 7,9% so với tháng trước và tăng 6% so với cùng kỳ 2019. Tính chung 2 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,3% so với cùng kỳ 2019, mức tăng thấp nhất của 2 tháng kể từ năm 2014 đến nay.

Khách quốc tế: Khu vực dịch vụ là khu vực bị tác động mạnh nhất bởi dịch bệnh COVID-19; đặc biệt là các nhóm ngành liên quan đến du lịch, vận tải, lưu trú và ăn uống. Lượng khách quốc tế trong tháng 2/2020 chỉ đạt khoảng 1 triệu lượt khách, giảm 49,8% so với tháng trước, giảm 35,8% so với cùng kỳ.

0 bình luận, đánh giá về BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 - NĂM 2020

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký thông tin để nhận tin tức và cập nhật mới nhất hàng ngày từ chúng tôi
0.35353 sec| 970.781 kb