BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 06 - NĂM 2020

03/07/2020
anhpnh
BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ 6 THÁNG - NĂM 2020

TẢI VỀ BÁO CÁO ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

TỔNG KẾT NHỮNG TIÊU ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý VỀ KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 03 - NĂM 2020.

6 tháng đầu năm 2020, kinh tế - xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội. Thống kê cho thấy, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2020 tăng 1,81%, là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đạt mức tăng trưởng dương (1,81%) nửa đầu năm 2020.

Ngoài ra, mặc dù chịu tác động của dịch cúm, nhưng kinh tế vĩ mô vẫn được duy trì ổn định tạo nền tảng cho phát triển kinh tế. Cán cân thương mại xuất siêu 4 tỉ USD. Thị trường chứng khoán vẫn khởi sắc. Tỉ giá ổn định, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm mang lại niềm tin cho người dân, doanh nghiệp trong nước và quốc tế… Bên cạnh những điểm sáng đáng chú ý thì kinh tế Việt Nam cũng đối mặt với không ít thách thức như: tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng đầu năm 2020 thấp nhất từ năm 2011 đến nay; lạm phát còn ở mức cao; thu hút vốn FDI, xuất nhập khẩu suy giảm; hoạt động doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; tín dụng tăng trưởng chậm do cầu tín dụng thấp; áp lực thâm hụt NSNN tăng lên.

 

Cụ thể với những điểm nhấn đáng chú ý trong 3 tháng đầu năm 2020:

GDP: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2020 ước tính tăng 0,36% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2020. GDP 6 tháng đầu năm 2020 tăng 1,81%, là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020.

CPI, lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2020 tăng 0,66% so với tháng trước, đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2020 tăng 4,19% so với bình quân cùng kỳ năm 2019; Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2020 tăng 2,81% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.

Lãi suất: Từ đầu năm 2020 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh giảm 2 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 1%-1,5%/năm để hỗ trợ thanh khoản và tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp.

Huy vộng vốn & tăng trưởng tín dụng: Tính đến thời điểm 19/6/2020, tổng phương tiện thanh toán tăng 4,59% so với cuối năm 2019 (cùng thời điểm năm 2019 tăng 6,05%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 4,35% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 6,09%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 2,45% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 6,22%) và đây là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất của thời điểm 19/6 các năm 2016-2020.

Thị trường chứng khoán: Trong tháng Sáu, thị trường Chứng khoán Việt Nam đã có tín hiệu phục hồi nhờ việc kiểm soát tốt dịch Covid-19 và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, tính chung 6 tháng đầu năm, tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán ước tính đạt 94,6 nghìn tỷ đồng, vẫn giảm 37% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP): Sản xuất công nghiệp trong quý II/2020 chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 nên tốc độ tăng giá trị tăng thêm chỉ đạt 0,74% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 2,71%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,96% và là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm 2011-2020.

Cán cân thương mại: Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,4 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 121,2 tỷ USD, giảm 1,1%; nhập khẩu đạt 117,2 tỷ USD, giảm 3%. Trong 6 tháng đầu năm xuất siêu đạt mức 4 tỷ USD.

Vốn đầu tư & vốn (FDI): Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2020 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019, mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng ước tính đạt 8,65 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam: Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (Purchasing Managers’ Index - PMI) của Việt Nam đạt 51.1 trong tháng 6, so với 42.7 trong tháng 5 và nằm trên ngưỡng trung tính 50 điểm lần đầu tiên trong năm tháng. Kết quả chỉ số thể hiện tình trạng tiếp tục phục hồi kể từ khi PMI đạt mức thấp kỷ lục vào tháng 4.

Đăng ký doanh nghiệp: Sau hai tháng nới lỏng và gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội, các hoạt động kinh tế - xã hội đang dần được khôi phục. Doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng, bám sát chính sách hỗ trợ của Chính phủ, từng bước đưa sản xuất kinh doanh vào hoạt động trở lại. Doanh nghiệp thành lập mới trong tháng Sáu tiếp tục có sự khởi sắc với 13,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 27,9% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước có hơn 62 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2019

Tổng mức bán lẻ & du lịch: Hoạt động thương mại dịch vụ trong nước tháng Sáu tiếp tục tăng trở lại với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 6,2% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8%.

Vận tải hành khách và hàng hóa: Hoạt động vận tải trong nước tháng 6/2020 tiếp tục xu hướng khôi phục trở lại với mức tăng 13,4% lượng hành khách vận chuyển và tăng 7,3% lượng hàng hóa vận chuyển so với tháng trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, vận chuyển hành khách giảm 27,3% và vận chuyển hàng hóa giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước.

Khách quốc tế: Khách quốc tế đến nước ta trong tháng Sáu chỉ đạt 8,8 nghìn lượt người, mức thấp nhất trong nhiều năm qua, giảm 61,3% so với tháng trước và giảm 99,3% so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế. Tính chung 6 tháng đầu năm, khách quốc tế đến nước ta đạt 3,7 triệu lượt người, giảm 55,8% so với cùng kỳ năm trước.

Dân số & lao động: Lao động, việc làm quý II/2020 chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, lao động đang làm việc trong nền kinh tế giảm mạnh. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi khu vực thành thị cao nhất trong 10 năm trở lại đây, tỷ lệ thiếu việc làm tăng, thu nhập của người làm công hưởng lương trong quý II giảm

0 bình luận, đánh giá về BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 06 - NĂM 2020

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký thông tin để nhận tin tức và cập nhật mới nhất hàng ngày từ chúng tôi
0.36392 sec| 974.75 kb