BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 10

05/11/2018
anhpnh
**TẢI VỀ BẢN BÁO CÁO ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
 

TỔNG KẾT NHỮNG TIÊU ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý VỀ KINH TẾ VĨ MÔ 10 THÁNG ĐẦU NĂM 2018.

 

 

Tình hình kinh tế Việt Nam 10 tháng năm 2018 tiếp tục ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực trong sản xuất kinh doanh cũng như ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó, có sự cải thiện ấn tượng ở cả phía cung và phía cầu; lạm phát trong tầm kiểm soát; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khá, xuất nhập khẩu hàng hóa đạt con số ấn tượng…

 

Điểm sáng kinh tế 10 tháng đầu năm 2018:

- Vốn đầu tư: Tính chung 10 tháng năm nay, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 248,2 nghìn tỷ đồng, bằng 71,67% kế hoạch năm và tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2017 bằng 71,72% và tăng 7,1%)

- Về FDI: Tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 10 tháng đạt 21.571,5 triệu USD, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 10 tháng năm nay ước tính đạt 15,1 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2017.

- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tiếp tục tăng cao, 10,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với mức tăng 9,6% của cùng kỳ năm 2017; trong đó Hà Tĩnh là địa phương có mức tăng cao nhất 105,6% chủ yếu nhờ đóng góp của Tập đoàn Formosa.

- Về tiêu dùng: Hoạt động thương mại dịch vụ 10 tháng năm nay tiếp tục xu hướng tăng khá, sức mua tiêu dùng tăng cao. Tổng mức bán lẻ HH&DV tiêu dùng ước tính đạt 3.612,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 9,31% (cùng kỳ năm 2017 tăng 8,79%).

- Xuất siêu: Cán cân thương mại tiếp tục thặng dư, tính chung 10 tháng đầu năm 2018, xuất siêu 6,42 tỷ USD; trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 27,1 tỷ USD, trong khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 20,7 tỷ USD.

- Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI): Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam tháng 10 tăng lên 53,9 điểm từ mức thấp 51,5 điểm của tháng 9. Điều đó thể hiện sự cải thiện mạnh mẽ về "sức khỏe" của lĩnh vực sản xuất.

- Doanh nghiệp: Cả nước có 109.611 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.116 nghìn tỷ đồng, tăng 4,3% về số doanh nghiệp và tăng 9,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017 ; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10,2 tỷ đồng, tăng 4,7%.

- Khách quốc tế: Tính chung 10 tháng năm nay, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 12.821,6 nghìn lượt người, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước.

 

Bên cạnh những mặt tích cực, nền kinh tế còn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt áp lực lên tỷ giá, lãi suất, lạm phát, sản xuất trong nước...

- CPI tháng: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2018 tăng 0,33% so với tháng trước. CPI tháng 10/2018 tăng 3.54% so với tháng 12/2017 và tăng 3.89% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng đầu năm 2018, CPI bình quân tăng 3.60% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.

- Lạm phát cơ bản : Lạm phát cơ bản tháng 10/2018 tăng 0,13% so với tháng trước và tăng 1,67% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 10 tháng năm 2018 tăng 1,43% so với bình quân cùng kỳ năm 2017

- Tỷ giá: Tiếp tục xu hướng tăng, song biên độ giảm rõ rệt so với tháng 9 và đang có xu hướng ốn định lại.

- Lãi suất: Có xu hướng tăng lên ở lãi suất huy động, cũng như lãi suất liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng hiện tại đang đạt mức cao nhất trong năm 2018, mức 4,79%/năm trong kỳ hạn 3 tháng tại ngày 31/10/2018.

- Thâm hụt NSNN: Thâm hụt NSNN 42.2 nghìn tỷ đồng. Trong đó, tổng thu NSNN ước tính đạt 1,009.0 nghìn tỷ đồng (bằng 76.5% dự toán năm), và tổng chi NSNN ước tính đạt 1051.2 nghìn tỷ đồng (bằng 69.0% dự toán năm).

 

0 bình luận, đánh giá về BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 10

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký thông tin để nhận tin tức và cập nhật mới nhất hàng ngày từ chúng tôi
0.47414 sec| 962.18 kb