BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 3 NĂM 2019

05/04/2019
anhpnh

TẢI VỀ BÁO CÁO ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 3 NĂM 2019

 

 

       TỔNG KẾT NHỮNG TIÊU ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý VỀ KINH TẾ VĨ MÔ 3 THÁNG ĐẦU NĂM 2019.

Bức tranh nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong quý I năm 2019 tiếp tục có những nét chuyển biến tích cực. Nền kinh tế quý I/2019 đạt mức tăng trưởng khá, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Cán cân thương mại hàng hóa duy trì xuất siêu, thu hút khách quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khá. Thị trường trong nước nhìn chung ổn định, cung cầu hàng hóa được bảo đảm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế cũng như tiếp tục đối mặt với những thách thức như: Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp; kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản được xem là thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu có xu hướng giảm; công nghiệp chế biến, chế tạo khó duy trì tốc độ tăng như cùng kỳ năm trước trong những quý tiếp theo.

Điểm sáng kinh tế:

- Điểm nổi bật của bức tranh kinh tế quý I/2019 là nền kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát thấp nhất trong 3 năm 2017 - 2019 ở mức 2,63%.

- Quý I/2019 môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, DN thành lập mới tăng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Cả nước có 28.451 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 375,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% về số doanh nghiệp và tăng 34,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018[1]; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 13,2 tỷ đồng, tăng 26,9%.

- Tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 3 tháng đạt 5.119,8 triệu USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 3 tháng ước tính đạt 4.120 triệu USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2018.

- Báo cáo của Nikkei vừa công bố cho biết chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam tăng từ mức 51,2 điểm của tháng 2 lên 51,9 điểm trong tháng 3. Điều này cho thấy sự cải thiện của sức khỏe lĩnh vực sản xuất tháng thứ 40 liên tiếp.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của thị trường trong nước tăng đến 12% so với cùng kỳ năm 2018.

- Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, tháng 3/3019 ước đạt 22,40 tỷ USD, tăng 61,1%, đặc biệt khu vực kinh tế trong nước đạt 17,05 tỷ USD, tăng 9,7% (cùng kỳ tăng 18,9%); 3 tháng đạt 58,51 tỷ USD, tăng 4,7%. Tháng 3 xuất siêu 1,56 tỷ USD.

Bên cạnh những mặt tích cực, chúng ta cũng cần theo dõi thêm một số các diễn biến như:

- GDP Q1 2019 đạt 6.79% < mức 7.45% của Q1 2018; và < mức 6.93% kế hoạch Q1 2019 của Chính phủ.

- Tốc độ tăng IIP toàn ngành công nghiệp vẫn đạt mức (9.2%) cao hơn mức tăng của Q1 2016 (7.4%) và Q1 2017 (4.8%), nhưng giảm mạnh so với mức 12.7% của Q1 2018, và có dấu hiệu giảm tốc dần.

- Xuất khẩu hàng hóa Q1 2019 tuy vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ nhưng tăng thấp (4.7% < mức 24.5% của Q1 2018).

- Tiến độ giải ngân đầu tư công vẫn đạt mức thấp. Vốn từ ngân sách Nhà nước tăng 3,2% so với quý I/2018. Vốn trung ương quản lý giảm 30,5% so với cùng kỳ năm trước.

- Tín dụng tăng trưởng thấp, hết quý I mới tăng 2,38%, trong khi mục tiêu cả năm là 14% tức là bình quân mỗi quý phải tăng 3,5%.

Cụ thể với những điểm nhấn đáng chú ý trong 3 tháng năm 2019:

Tăng trưởng GDP: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2019 ước tính tăng 6,79% so với cùng kỳ năm trước, tuy thấp hơn mức tăng trưởng của quý I/2018 nhưng cao hơn tăng trưởng quý I các năm 2011-2017.

 

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP): QuýI/2019 (IIP) ước tính tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 12,7% của cùng kỳ năm 2018 nhưng vẫn cao hơn mức tăng 7,4% và 4,8% của cùng kỳ năm 2016 và năm 2017.

 

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam: Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam tăng từ 51,2 điểm trong tháng 2/2019 lên 51,9 điểm trong tháng 3/2019, đứng thứ hai khu vực ASEAN.

 

Cán cân thương mại: Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng Hai nhập siêu 768 triệu USD; tháng Ba ước tính xuất siêu 600 triệu USD. Tính chung quý I/2019 tiếp tục xuất siêu 536 triệu USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 2,7 tỷ USD), trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 7,04 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 7,57 tỷ USD.

 

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI): Quý I/2019, tổng vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm đạt trên 5,1 tỷ USD tăng 30,9% so với cùng kỳ; vốn FDI thực hiện đạt 4,12 tỷ USD tăng 6,2%.

 

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): CPI bình quân quý I/2019 tăng 2,63% so với bình quân cùng kỳ năm 2018, đây là mức tăng bình quân quý I thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Lạm phát cơ bản bình quân quý I/2019 tăng 1,83% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

 

Tổng mức bán lẻ & du lịch: Quý I/2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1.184,9 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9% (cùng kỳ năm 2018 tăng 8,9%).

 

Khách quốc tế: Khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục tăng mạnh đạt trên 4,5 triệu lượt, tăng 7%.


0 bình luận, đánh giá về BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 3 NĂM 2019

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký thông tin để nhận tin tức và cập nhật mới nhất hàng ngày từ chúng tôi
0.33069 sec| 970.305 kb