BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 6 NĂM 2019

05/07/2019
anhpnh
TỔNG KẾT NHỮNG TIÊU ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý VỀ KINH TẾ VĨ MÔ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019.

TẢI VỀ BÁO CÁO ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

 

TỔNG KẾT NHỮNG TIÊU ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý VỀ KINH TẾ VĨ MÔ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019

 

 

Sáu tháng đầu năm 2019, tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt mức tăng trưởng khá 6,76%. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp nhất trong ba năm gần đây, xuất khẩu tạo dấu ấn quan trọng… Một trong những thành tựu của 6 tháng đầu năm 2019 là Việt Nam đã chính thức ký kết Hiệp định thương mại VN - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư VN - EU (EVIPA).

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, nền kinh tế Việt Nam thời gian tới cũng đối diện với nhiều thách thức, tác động không nhỏ tới mục tiêu tăng trưởng 6,8% của cả năm. Từ dịch tả lợn châu Phi bùng phát và giá cả quốc tế suy giảm gây ảnh hưởng tới sản lượng nông nghiệp, đến sức cầu yếu đi làm tăng trưởng chững lại ở các ngành chế tạo, chế biến định hướng xuất khẩu.

 

Điểm sáng kinh tế:

Lạm phát trong tầm kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng tăng 2,64% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 3,29%), là mức tăng bình quân 6 tháng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/6/2019 đạt kỷ lục về số dự án đăng ký cấp mới trong 6 tháng đầu năm. Giải ngân FDI đạt mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, ước đạt 9,1 tỷ USD (tăng 8,1%)

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 6 tháng đạt 122,72 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước.

6 tháng đầu năm nay, cả nước có gần 67.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 860.000 tỷ đồng, tăng 3,8% về số doanh nghiệp và tăng 32,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018...

Chỉ số sản xuất công nghiệp đang tăng tốc trở lại: IIP 6 tháng đầu năm đạt mức tăng 9,5%, cao hơn mức tăng của 5 tháng (9,4%) và mức tăng của 4 tháng trước đó (9,2%).

Chỉ số mua hàng nhà quản trị (PMI) của Việt Nam trong tháng 6 tiếp tục tăng, đạt 52,5 điểm, trong khi nhiều nền kinh tế ở châu Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Đài Loan, PMI đều giảm xuống dưới 50.

 

Bên cạnh những mặt tích cực, chúng ta cũng cần theo dõi thêm một số các diễn biến như:

Dịch tả lợn châu Phi lây lan tại 60 tỉnh thành phố của cả nước khiến tổng số lợn tiêu hủy chiếm tới 10% tổng đàn.

Ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm nay chỉ tăng 1,3%, trong khi 6 tháng đầu năm ngoái, mức tăng là 3,07%.

Tăng trưởng xuất khẩu chỉ đạt 7,3% thay vì 19,4% của 6 tháng đầu năm 2017 và 16,4% cùng kỳ 2018…

 

Cụ thể với những điểm nhấn đáng chú ý trong 6 tháng đầu năm 2019:

Tăng trưởng GDP: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2019 ước tính tăng 6,71% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,19%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,14% và khu vực dịch vụ tăng 6,85%. GDP 6 tháng đầu năm 2019 tăng 6,76%, tuy thấp hơn mức tăng của 6 tháng đầu năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của 6 tháng các năm 2011-2017.

CPI, lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2019 giảm 0,09% so với tháng trước, tính chung quý II/2019, CPI tăng 0,74% so với quý trước và tăng 2,65% so với cùng kỳ năm 2018. Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm đang được kiểm soát tốt, CPI 6 tháng đang ở mức 2,64%. Đây là mức tăng bình quân 6 tháng thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP): Chỉ số sản xuất công nghiệp đang tăng tốc trở lại: IIP 6 tháng đầu năm đạt mức tăng 9,5%, cao hơn mức tăng của 5 tháng (9,4%) và mức tăng của 4 tháng trước đó (9,2%).

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam: Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất của Việt Nam của Nikkei đạt 52,5 điểm trong tháng 6, tăng từ mức 52,0 điểm của tháng 5 và bằng với kết quả của tháng 4. Như vậy, đây cũng là mức cao của 6 tháng đầu năm nay.

Cán cân thương mại: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2019 ước tính đạt 245,48 tỷ USD, mức cao nhất của 6 tháng từ trước đến nay với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 122,72 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019 ước tính nhập siêu 34 triệu USD.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI): Giải ngân FDI đạt mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, ước đạt 9,1 tỷ USD (tăng 8,1%).

Đăng ký doanh nghiệp: Tính chung 6 tháng đầu năm nay, cả nước có gần 67 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 860,2 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8% về số doanh nghiệp và tăng 32,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.

Tổng mức bán lẻ & du lịch: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt 2.391,1 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,7% (cùng kỳ năm 2018 tăng 8,6%).

Khách quốc tế: 6 tháng đầu năm 2019, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 8.481 nghìn lượt người, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước.

 

 

0 bình luận, đánh giá về BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 6 NĂM 2019

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký thông tin để nhận tin tức và cập nhật mới nhất hàng ngày từ chúng tôi
0.41413 sec| 966.906 kb