BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 7/2018

06/08/2018
anhpnh
VNCS trân trọng gửi tới Qúy Khách hàng báo cáo tình hình kinh tế vĩ mô tháng 7/2018

**TẢI VỀ BẢN BÁO CÁO ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

 

TỔNG KẾT NHỮNG TIÊU ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý

VỀ KINH TẾ VĨ MÔ 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2018

 

 

      Kinh tế Việt Nam 7 tháng đầu năm 2018 đạt nhiều chỉ số ấn tượng về: Sản xuất, xuất nhập khẩu, đầu tư, thành lập doanh nghiệp...

Điểm sáng kinh tế 7 tháng đầu năm 2018:

CPI T7/2018 giảm 0.09% so với tháng trước. So với tháng 6 thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã đảo chiều giảm trong tháng 7.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tiếp tục tăng cao, tăng 10.9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 7,1% của cùng kỳ năm 2017; đặc biệt tăng cao ở 1 số địa phương có quy mô công nghiệp lớn như sau: Hà Tĩnh tăng 149.3% chủ yếu nhờ đóng góp của Tập đoàn Formosa; tiếp theo là Thanh Hóa tăng 28% do Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã bắt đầu đi vào hoạt động.

Về phía tiêu dùng: Hoạt động thương mại dịch vụ 7 tháng năm nay tiếp tục xu hướng tăng khá, sức mua tiêu dùng tăng cao. Tổng mức bán lẻ HH&DV tiêu dùng ước tính đạt 2,493.4 nghìn tỷ đồng, tăng 11.1% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 8.4% (cùng kỳ năm 2017 tăng 7.98%).

Xuất siêu: Cán cân thương mại duy trì trạng thái xuất siêu, ước đạt 3,1 tỷ USD, bằng 2,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15.13 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 18.19 tỷ USD.

Về FDI, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm đạt 18.15 tỷ USD (giảm 3.5%). Trong khi giải ngân FDI đạt 9.85 tỷ USD (tăng 8.8%).

Doanh nghiệp: Tính chung 7 tháng, cả nước có gần 75.800 doanh nghiệp được thành lập, với số vốn đăng ký đạt 771 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9% về số doanh nghiệp và 6,4% về số vốn so với cùng kỳ.

Về đầu tư công: Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước trong 7T đạt 153.7 nghìn tỷ đồng, bằng 44.5% kế hoạch năm và tăng 10.6% so với cùng kỳ năm trước

Tuy nhiên, còn những hạn chế:

Thâm hụt NSNN 35.9 nghìn tỷ đồng. Trong đó, tổng thu NSNN ước tính đạt 681.6 nghìn tỷ đồng (bằng 51.7% dự toán năm), và tổng chi NSNN ước tính đạt 717.5 nghìn tỷ đồng (bằng 47.1% dự toán năm).

CPI tháng 7 đã quay đầu giảm chiều so với tháng 6. Tuy nhiên, mức giảm là khá nhẹ và lạm phát bình quân vẫn tiếp tục tăng lên mức 3,45% so với cùng kỳ.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng – PMI: Đã giảm nhẹ từ mức 55.7 điểm trong tháng 6 còn 54.9 điểm trong tháng 7 nhưng vẫn là một trong những mức tăng cao nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu vào tháng 3/2011. Các điều kiện kinh doanh đã cải thiện hơn trong suốt 32 tháng qua.

Lãi suất liên ngân hàng đã có xu hướng tăng trong tháng qua. Sau nhiều tháng duy trì ở mức thấp, thì trong tháng 7 vừa qua đã có mức tăng khá mạnh về cuối tháng. Lãi suất liên ngân hàng 3 tháng của Việt Nam đã tăng lên 4,08% vào ngày 30/07/2018, từ mức 2,42% vào ngày 30/06/2018.

KẾT LUẬN:

        Đánh giá 7 tháng đầu năm tình hình kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều điểm sáng so với những hạn chế đã liệt kê ở trên. Đáng lo ngại là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), sau hai tháng liên tiếp tăng cao, thì Chính phủ đã có sự chỉ đạo quyết liệt trong điều hành giá, đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra. Nhờ đó, CPI tháng 7 đã giảm nhẹ, giảm 0,09% so với tháng trước. Tính chung 7 tháng, CPI bình quân tăng khoảng 3,45%, lạm phát cơ bản bình quân tăng ở mức hợp lý, khoảng 1,36% so với cùng kỳ.

        Vấn đề đáng lo ngại tiếp theo là tỷ giá tăng nóng trong thời gian vừa qua. Tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng có diễn biến tăng do sức ép từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, đồng nhân dân tệ giảm giá, đồng USD tăng giá. Nhân dân tệ tính từ đầu năm đến nay đã giảm trên 5%, trong khi đó tỷ giá USD trong nước tăng mạnh thời gian qua cũng mới chỉ vào khoảng trên 2,4% so với tiền đồng. Mặc dù tỷ giá đã vượt qua mức dự kiến tăng 1 – 2%, nhưng là do tình hình bất ổn từ thương mại trên thế giới, và tỷ giá USD tăng hiện hoàn toàn phù hợp với tình hình đồng ngoại tệ các nước bị giảm giá và vẫn nằm trong tầm kiểm soát của NHNN. Hơn nữa, NHNN cũng đã những hành động can thiệp để giữ tỷ giá ở mức ổn định, phù hợp với diễn biến tình hình hiện tại. Trước đó, trong đợt can thiệp thị trường ngoại tệ, NHNN đã bơm vào thị trường khoảng 2 tỷ USD từ 3/7 đến 23/7. Với diễn biến tỷ giá hiện nay kỳ vọng NHNN có thể sẽ bơm thêm 4-10 tỷ USD để ổn định thị trường ngoại hối nếu cần.

 

 

0 bình luận, đánh giá về BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 7/2018

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký thông tin để nhận tin tức và cập nhật mới nhất hàng ngày từ chúng tôi
0.44693 sec| 966.656 kb