BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM

02/04/2021
anhpnh
BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM

TẢI VỀ BÁO CÁO ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM 

Xu hướng ngành

I. Nhu cầu sản xuất công nghiệp trên khắp cả nước đang phát triển mạnh mẽ kéo theo nhu cầu sử dụng điện công nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh tăng lên, trong đó ngành điện sẽ có động lực tăng trưởng mạnh mẽ trong 10 năm tới đến từ :

(1) GDP đạt 6,5% khi hoạt động kinh tế trong và ngoài nước tiếp tục bình thường hóa và phục hồi sau dịch bệnh

(2) Xu hướng dịch chuyển sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia đặc biệt từ Trung Quốc đến với Việt Nam

(3) XNK được thúc đẩy sau khi dịch bệnh được kiểm soát cùng tác động tích cực của các hiệp định FTA được đi vào thực thi đẩy mạnh hoạt vận tải hàng hóa đường biển gia tăng nhu cầu sử dụng điện năng.

II. Với tốc độ tăng trưởng sản lượng điện khoảng 10%/năm (theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh) đến năm 2025, dự kiến nhu cầu công suất nguồn điện của hệ thống điện quốc gia sẽ là hơn 90.000 MW, gấp đôi hiện nay. Đến năm 2030, sẽ tăng lên khoảng 130.000 MW. Trong đó Việt Nam sẽ tập chung đẩy nhanh phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo (thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối v.v...), giảm tỷ trọng nguồn điện từ các nguyên vật liệu gây ô nhiễm môi trường, giá vốn cao, công nghệ thấp.

Động lực này xuất phát từ :

(1) Nhu cầu điện năng của Việt Nam thường tăng gấp 1,8 - 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP, tạo ra những sức ép lớn về đầu tư cho năng lực phát điện, truyền tải và phân phối của quốc gia.Trong khi đó, thủy điện hiện đang đáp ứng khoảng 40% nhu cầu, nhưng tiềm năng đã khai thác gần hết, nếu không đầu tư phát triển, ngành công nghiệp điện sẽ không đáp ứng nhu cầu của toàn quốc.

Nhiệt điệt than tuy có giá vốn thấp, nhưng nguyên vật liệu đầu vào lại gây ô nhiễm môi trường và phụ thuộc đến 30% vào nguồn than nhập khẩu, nhiệt điện khí có sử dụng khí LNG nên giá thành cao.

(2) Hệ thống điện mặt trời có mức lợi nhuận vượt qua lãi suất ngân hàng, quan trọng hơn, việc triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời nhanh, thuận lợi; chi phí bảo dưỡng thấp nhưng tuổi thọ lên đến 25 năm và có thể đầu tư nhiều lần, nhiều giai đoạn giảm áp lực tài chính nên được chọn lựa gia tăng đầu tư trong 10 năm tới.

-> Tuy nhiên, việc chậm tiến độ xây dựng các nhà máy nhiệt điện than cùng sự thiếu hụt hệ thống truyền tải cho các nhà máy điện mặt trời, Chính phủ vẫn ưu tiên gia tăng tỷ trọng nhiệt điện than trong tương lai gần, các nhà máy nhiệt điện hiện tại sẽ được huy động với hiệu suất cao hơn.

III. Ưu tiên phát triển điện mặt trời và điện gió ở miền Trung và Nam bộ : Tận dụng tiềm năng điện tái tạo dồi dào của Việt Nam, các nguồn điện mặt trời và điện gió sẽ phát triển mạnh mẽ để chiếm 30% tổng công suất toàn hệ thống vào năm 2030, và tăng lên 41% vào năm 2045, vượt qua công suất nhiệt điện than. Hai nguồn điện tái tạo này được khuyến nghị phát triển ở khu vực Trung và Nam bộ, nơi có tiềm năng cao nhất. Việc này sẽ dẫn đến nhu cầu truyền tải điện ra miền Bắc từ 2025.

IV. Thị trường phát điện cạnh tranh triển khai : giúp các DN tăng được giá bán trên thị trường điện cạnh tranh khi dần bỏ đi vị thế độc quyền của EVN. Thị trường bán lẻ cạnh tranh dự kiến tiến hành vào năm 2023 sẽ đi vào hoạt động với nhiều bên mua – bán không cần qua các trung gian phân phối giúp tăng tính minh bạch và loại bỏ thế độc quyền bên mua điện. 

0 bình luận, đánh giá về BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký thông tin để nhận tin tức và cập nhật mới nhất hàng ngày từ chúng tôi
0.34013 sec| 950.578 kb