Bản tin thị trường ngày 23/03/2018

23/03/2018
vncs
Mặc dù đà tăng bị thu hẹp đáng kể vào cuối phiên giao dịch và có sự trái chiều giữa 2 sàn, nhưng VN-Index vẫn vượt đỉnh lịch sử kể từ ngày thanh lập TTCK. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 3 điểm (0,26%) lên 1.172,36 điểm với khối lượng giao dịch đạt 233,32 triệu CP, trị giá 6.631,11 tỷ đồng. HNX-Index giảm 0,92 điểm (-0,68%) xuống 134,04 điểm với khối lượng giao dịch đạt 59,51 triệu CP, trị giá 1.132,40 tỷ đồng

TỔNG HỢP PHIÊN GIAO DỊCH NGÀY 22/03/2018

Tổng hợp: Mặc dù đà tăng bị thu hẹp đáng kể vào cuối phiên giao dịch và có sự trái chiều giữa 2 sàn, nhưng VN-Index vẫn vượt đỉnh lịch sử kể từ ngày thanh lập TTCK. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 3 điểm (0,26%) lên 1.172,36 điểm với khối lượng giao dịch đạt 233,32 triệu CP, trị giá 6.631,11 tỷ đồng.  HNX-Index giảm 0,92 điểm (-0,68%) xuống 134,04 điểm với khối lượng giao dịch đạt 59,51 triệu CP, trị giá 1.132,40 tỷ đồng. Duy trì phiên mua ròng thứ 2 với sự đồng thuận trên cả 2 sàn. Cụ thể, trên sàn HSX khối ngoại giao dịch trị giá 1.635,14 tỷ với giá trị mua ròng đạt 119,65 tỷ đồng. Trên sàn HNX, họ giao dịch trị giá 41,92 tỷ với giá trị mua ròng đạt 32,74 tỷ đồng.

Thanh khoản: Thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 293 triệu cổ phiếu, trị giá gần 7.800 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 18,44 triệu đơn vị, giá trị hơn 482 tỷ đồng.

Điểm nhấn: Vượt đỉnh lịch sử nhưng áp lực bán khá mạnh về cuối phiên khiến cho độ tích cực của thị trường trở nên giảm tốc. Trạng thái chủ trong phiên chiều là sự phân hóa mạnh ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Trong đó, với việc một số cổ phiếu trụ cột mà đặc biệt là nhóm ngân hàng và chứng khoán đã đồng loạt giảm sâu khiến đà tăng của VN-Index bị thu hẹp lại đáng kể, còn HNX-Index vẫn giảm điểm. Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, ACB, MBB, VCB, HDB và SHB đều đồng loạt lao dốc. VCB giảm 2% xuống 72.000 đồng/CP. SHB giảm 2,2% xuống 13.300 đồng/CP và khớp lệnh 18,6 triệu cổ phiếu. HDB cũng giảm 2,3% xuống 42.500 đồng/CP. Còn ở nhóm chứng khoán, VND, SSI, VDS… cũng giảm sâu. VND giảm 3,8% xuống 27.600 đồng/CP và khớp lệnh 5,6 triệu cổ phiếu, có thời điểm trong phiên chiều, VND đã ‘lộ’ mức giá sàn bên mua. Bên cạnh đó, một vài cổ phiếu trụ cột như ROS, FPT… cũng giảm mạnh. ROS chấm dứt chuỗi 3 phiên tăng trần bằng việc giảm 6,8% xuống 145.200 đồng/CP. FPT giảm 1,5% xuống 60.100 đồng/CP. Ở chiều ngược lại, sắc xanh của VN-Index vẫn được duy trì nhờ vào lực đẩy của các cổ phiếu vốn hóa lớn khác mà đặc biệt là nhóm dầu khí. Khi mà đêm qua giá dầu tiếp tục tăng ấn tượng gần 3%. Trong đó, GAS tăng 5,2% lên 133.800 đồng/CP. PVD và PVS tăng lần lượt 2,5% và 2,7%. PVC, PVB, PLC, PXS cũng tăng khá tốt. Bên cạnh đó, dòng tiền cũng tìm đến một số CP vốn hóa lớn như VJC, MSN, VCI, BID và các CP bất động sản như HLD, HU1, HD2, HU3… giuwps các CP này đóng cửa tăng khá mạnh.

Khối ngoại: Trong phiên giao dịch 22/3, khối ngoại tiếp tục mua ròng với giá trị 170,31 tỷ đồng, trong bối cảnh VN-Index đóng cửa ở mức lịch sử mới trên 1.172 điểm, thậm chí có thời điểm đã leo lên 1.180 điểm trong phiên sáng. Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng hơn 4,47 triệu đơn vị, nhưng tổng giá trị lại là mua ròng 119,65 tỷ đồng. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 1,66 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng tương ứng 32,74 tỷ đồng.

Nhóm ngành: Về diễn biến ngành, sự phân hóa cũng khá rõ. Với GAS tăng trưởng mạnh giúp nhóm tiện ích vươn lên dẫn đầu với mức tăng 4.51%, nhóm nông-lâm-ngư đứng thứ hai với 2.22%.

Nhóm CP vốn hóa vừa và nhỏ :Tai nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, cặp đôi HAG và HNG bất ngờ bứt phá, trong đó, HNG tăng kịch trần lên 9.040 đồng/CP và khớp lệnh 4,6 triệu cổ phiếu, còn HAG tăng 2,7% lên 7.190 đồng/CP. Trong khi đó đa phần các CP khác đều giảm điểm như IDI, VND, SCR, SBT, HQC, KBC, ASM, QCG, AMD, DIG, LDG, ITA, PDR, HBC.

Nhóm CP dầu khí: Các cổ phiếu dầu khí GAS, PVD, PVS, PVC, PVB,…vẫn duy trì đà tăng khá tốt trong bối cảnh giá dầu thế giới hồi phục mạnh

Nhóm CP tài chính: Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã suy yếu, trở thành gánh nặng chính cho chỉ số. Ngoại trừ BID, VPB và EIB tăng điểm, các mã khác đều giảm.

KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

Đóng phiên hôm nay, chỉ số Vn-index đã chính thức vượt qua mức đỉnh lịch sử (1,170.67 điểm) cách đây 11 năm và dừng ở mức 1,172.36 điểm. Mặc dù đóng cửa tăng điểm nhưng tín hiệu tích cực đã suy yếu khá rõ nét về cuối phiên, thậm chí trên sàn HNX còn có sự điều chỉnh khá mạnh. Cả 2 chỉ số đều hình thành nên những thân nến đỏ cảnh báo cho xu hướng tăng điểm trong ngắn đang bị chững lại. Điều này khá đúng với kỳ vọng của chúng tôi trước ngưỡng kháng cự 136 điểm mà chỉ số Hn-index đã không vượt qua được. Xác suất điều chỉnh theo chúng tôi là khá cao trong các phiên tiếp theo, vì vậy chúng tôi khuyến nghị ưu tiên mở vị thế bán khi thị trường tăng điểm và thận trọng trong chiều hướng mua, đặc biệt là hạn chế tối đa việc mua đuổi.

ĐIỂM TIN NỔI BẬT

* Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2017, tỷ lệ doanh nghiệp FDI báo lãi giảm xuống còn 54,3% - mức thấp nhất trong nhiều năm qua, 37,9% doanh nghiệp báo lỗ - cũng là một con số kỷ lục mới. VCCI chưa rõ liệu những con số này chỉ là sự suy giảm tạm thời hay là một xu hướng dài hạn hơn. Một lý giải cho điều này có thể là các doanh nghiệp FDI đang trong giai đoạn mở rộng, đòi hỏi đầu tư nhiều vốn và lao động và do vậy có thể tạm thời bỏ qua mục tiêu lợi nhuận trước mắt và kỳ vọng vào tăng trưởng trong tương lai. Điểm đặc biệt là tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động trong ngành bán buôn và bán lẻ từng chiếm gần 15% số doanh nghiệp FDI trong năm 2014 thì năm 2017, chỉ còn chưa đến 10%, giảm dần theo thời gian.

* Đà bán tháo diễn ra trên diện rộng và tình trạng hoảng loạn khiến thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ hôm 22/3, do nỗi lo chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới quay trở lại. Nguồn cơn của đà bán tháo là do chính quyền Tổng thống Trump đã yêu cầu Đại diện Thương mại Mỹ lên một danh sách thuế có giá trị lên đến 60 tỷ USD đánh vào hàng hóa Trung Quốc. Các thuế suất được cho là nhắm vào các công nghệ nhạy cảm mà Mỹ coi là sống còn đối với nền kinh tế nước này trong những năm tới, giống như những gì diễn ra với ngành công nghiệp sản xuất nhôm và thép. Giới đầu tư lo ngại rằng các đối tác thương mại lớn sẽ đáp trả chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ, và một cuộc chiến thương mại sẽ góp phần khiến lạm phát Mỹ tăng cao.

* Theo số liệu của Statista, giá trị thanh toán điện tử ở Việt Nam năm 2017 đã tăng 22% lên mức 6,14 tỷ USD. Con số này dự kiến ​​tăng gấp đôi lên 12,33 tỷ USD vào năm 2022. Các công ty nước ngoài đã nhận ra tiềm năng thanh toán điện tử của Việt Nam nhờ nền kinh tế tăng trưởng nhanh và một tầng lớp trung lưu ngày một gia tăng. Việc các công ty thương mại điện tử như Lazada và Sendo mở rộng hoạt động cũng góp phần làm tăng thanh toán điện tử tại Việt Nam.

TẢI VỀ BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NGÀY 22/03/2018

0 bình luận, đánh giá về Bản tin thị trường ngày 23/03/2018

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký thông tin để nhận tin tức và cập nhật mới nhất hàng ngày từ chúng tôi
0.33972 sec| 971.102 kb