Nhờ bứt tốc tháng cuối nên tính chung cả năm 2021, nhóm ngân hàng thương mại hiện dẫn đầu về giá trị phát hành với tổng khối lượng phát hành 223,01 nghìn tỷ đồng...
Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) vừa có báo cáo về thị trường trái phiếu doanh nghiệp tháng 12 và cả năm 2021.
Theo đó, trong tháng 12/2021, thị trường ghi nhận 80 đợt phát hành với tổng giá trị 65.757 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng bất ngờ bứt tốc với khối lượng trái phiếu phát hành đạt 46.926 tỷ đồng, chiếm 71,36% tổng giá trị phát hành trong tháng. Đứng liền sau là nhóm bất động sản với 6.558 tỷ đồng, chiếm 9,97% tổng giá trị phát hành.
Trước đó, tại tháng 11/2021, bất động sản vẫn là nhóm ngành dẫn đầu giá trị phát hành với 8.476 tỷ đồng, chiếm 42% tổng giá trị phát hành. Ngân hàng chỉ xếp thứ 2 với tổng giá trị phát hành 7.950 tỷ đồng, chiếm 39% tổng giá trị phát hà
Đáng chú ý, nhờ bứt tốc tháng cuối nên tính chung cả năm 2021, nhóm ngân hàng thương mại hiện dẫn đầu về giá trị phát hành với tổng khối lượng phát hành 223,01 nghìn tỷ đồng, có 55,3 nghìn tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2 (chiếm 25%), 73% trái phiếu phát hành kỳ hạn ngắn 2-4 năm. Một số ngân hàng có khối lượng phát hành đáng chú ý trong năm như VPBank với 17,030 tỷ đồng; SHB vớ (13,350 tỷ đồng...
Nhóm bất động sản đứng ở vị trí thứ 2 với tổng giá trị phát hành đạt 214,44 nghìn tỷ đồng, chiếm 36%. Trong đó có khoảng có khoảng 29% giá trị trái phiếu phát hành không có tài sản đảm bảo hoặc bảo đảm bằng cổ phiếu. Lãi suất phát hành dao động trong khoảng 8%-13%/năm.
Bên cạnh đó, một vài doanh nghiệp bất động sản cũng có mức lãi suất phát hành chỉ ở mức khoảng 5%-6%/năm. Kỳ hạn 1-3 năm chiếm phần lớn giá trị phát hành trong năm với 142,39 nghìn tỷ đồng, chiếm 67,33%.
Luỹ kế cả năm 2021, nếu chia theo phương thức phát hành, thị trường có tổng cộng 964 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước. Cụ thể, có 937 đợt phát hành riêng lẻ (570 nghìn tỷ đồng); 23 đợt phát hành ra công chúng (26,34 nghìn tỷ đồng) và 4 đợt phát hành ra thị trường quốc tế (1,425 tỷ USD).
Các đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế gồm: Tập đoàn Vingroup (500 triệu USD), trái phiếu xanh của Công ty Cổ phần Bất động sản BIM (200 triệu USD) và trái phiếu chuyển đổi của Novaland (300 triệu USD), trái phiếu bền vững của Vinpearl (425 triệu USD).
Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2021
Liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp, theo FiinGroup, tính riêng trái phiếu doanh nghiệp khối phi tài chính thì phân kỳ trả nợ giai đoạn 2022-2024 chiếm hơn 66%. Trong đó, năm 2022 chiếm 14,5%, năm 2023 chiếm 28,9% và năm 2024 chiếm 22,8%, với tổng số tiền hơn 500.000 tỷ đồng. Hiểu đơn giản nghiệp trong vòng 3 năm tới các doanh nghiệp sẽ phải lo đủ số tiền 500.000 tỷ đồng trả nợ cho trái chủ.
Tại thời điểm cuối năm 2021 đã có một số trái phiếu đến thời điểm đáo hạn nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn dễ dàng phát hành thêm để đảo nợ.
Tuy nhiên, bước sang năm 2022, việc huy động vốn trên thị trường trái phiếu chắc chắn sẽ rất khó khăn. Bởi lẽ, khi Thông tư số 16/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đảo nợ của ngân hàng thương mại sẽ bị ngăn chặn.
Ngoài ra, với việc đánh giá thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang có dấu hiệu tăng trưởng nóng, xuất hiện một số hiện tượng huy động vốn trái phiếu chưa tuân thủ quy định của pháp luật, Bộ Tài chính đã bắt đầu sửa đổi Nghị định số 153/2020/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo hướng quản lý chặt hơn.
Dự thảo bổ sung quy định, doanh nghiệp phát hành phải có xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng nếu phát hành trái phiếu không có tài sản bảo đảm, không có bảo lãnh thanh toán, doanh nghiệp phát hành có kết quả kinh doanh của năm liền trước năm phát hành lỗ hoặc có lỗ lũy kế tính đến năm phát hành…
vneconomy.vn
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm