Theo giám đốc điều hành IMF, lạm phát thực sự cần phải được kiểm soát nếu không thu nhập của người dân coi như “mất trắng”. Lạm phát trở nên tồi tệ nhất tại các khu vực nghèo nhất của thế giới.
Lãi suất cơ bản các đồng nội tệ toàn cầu sẽ không ngừng tăng cho đến năm 2023 khi mà đà tăng nóng của giá cả hàng hóa tiêu dùng bắt đầu hạ nhiệt do tác động chính sách từ phía các ngân hàng trung ương trên toàn cầu, theo nhận định của giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) – bà Kristalina Georgieva.
Theo CNBC, giá cả các loại hàng hóa ví dụ như dầu, có thể đã bắt đầu vào xu thế đi ngang và suy giảm trong những tháng gần đây, tuy nhiên bà Georgieva khẳng định rằng diễn biến này sẽ vẫn xảy ra do rủi ro suy thoái kinh tế và không nhất thiết bởi lạm phát đã được kiềm chế.
“Ngân hàng trung ương các nước đang hành động để kiềm chế lạm phát, đó là ưu tiên của họ. Họ sẽ cần phải giữ nguyên việc nâng lãi suất cho đến khi mọi chuyện rõ ràng rằng kỳ vọng lạm phát vẫn được giữ ổn định”, bà Georgieva nói với CNBC trong cuộc họp thượng đỉnh G-20 tại Bali vào ngày thứ Sáu.
Bà Georgieva nói: “Hiện tại chúng ta đang chứng kiến lạm phát leo thang, chúng ta cần phải “dội nước lạnh” lên nó”.
Các yếu tố gây gián đoạn đến chuỗi cung ứng đã tạo ra nhiều điểm nghẽn, cùng lúc đó, căng thẳng Nga – Ukraine đã làm cho các cú sốc trở nên tồi tệ hơn. Kết quả, giá cả thực phẩm leo thang trên toàn cầu trong khoảng thời gian tháng 3 và tháng 4 năm nay, theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB). Chỉ số giá cả thực phẩm của WB tính toán tăng 15% trong giai đoạn tháng 3 và tháng 4/2022 và cao hơn đến 80% so với hai năm trước.
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) vào ngày thứ Sáu công bố số lượng người thiếu dinh dưỡng trên toàn cầu sẽ tăng thêm 7,6 triệu trong năm nay và tiếp tục tăng thêm khoảng 19 triệu cho đến năm 2023.
Giá dầu hiện đã đi ngang và bắt đầu giảm, giá dầu rời khỏi mốc cao 120USD/thùng từ đầu tháng 6/2022 xuống dưới 100USD/thùng vào tuần này.
Tuy nhiên, lạm phát tiêu dùng tại Mỹ lên mức 9,1%, cao nhất trong 40 năm, thực trạng lạm phát mà Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen trong hội nghị thượng đỉnh G-20 đã khẳng định là cao không thể chấp nhận được.
Dù rằng tất nhiên dữ liệu để tính toán lạm phát có độ trễ, bà Georgieva nói với CNBC rằng tất cả các chỉ báo đều cho thấy rằng lạm phát hiện vẫn chưa được kiềm chế.
Bà nói thêm rằng lạm phát thực sự cần phải được kiểm soát nếu không thu nhập của người dân coi như “mất trắng”. Lạm phát trở nên tồi tệ nhất tại các khu vực nghèo nhất của thế giới.
Nhìn lại bài học từ các cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây, bà Yellen nói với G-20 vào ngày thứ Sáu rằng chính phủ các nước cần phải thiết lập và duy trì danh mục các phản ứng chính sách để giúp giảm thiếu thời hạn và sự tệ hại của các đợt suy thoái kinh tế cũng như giảm tối đa ảnh hưởng kinh tế lên các doanh nghiệp và người dân.
Nhắc đến danh mục chính sách của Indonesia, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati nói tại hội nghị G20 vào ngày thứ Sáu rằng việc kiểm soát nhu cầu rất quan trọng bởi các biện pháp nới lỏng tài khóa và tiền tệ được đưa ra vào đầu đại dịch COVID-19 đã khôi phục nhu cầu chứ không phải nguồn cung.
Ví như tại Indonesia, chính phủ nước này đã nâng mức hạn chế tài khóa 3% trong vòng 3 năm để có thể bơm thêm gói kích cầu vào nền kinh tế nhằm ứng phó với nhiều điều kiện bất thường phát sinh từ đại dịch COVID-19.
nhipsongkinhdoanh
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm