Năm 2021 còn 2 tuần, cán cân thương mại thặng dư 1,67 tỷ USD

22/12/2021
huyennt
Kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 317,4 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ, tính từ đầu năm đến 15/12. Việt Nam có 6 nhóm hàng với kim ngạch xuất khẩu đạt từ 10 tỷ USD, trong đó máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 71,9 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 317,4 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ, tính từ đầu năm đến 15/12.
Việt Nam có 6 nhóm hàng với kim ngạch xuất khẩu đạt từ 10 tỷ USD, trong đó máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 71,9 tỷ USD.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm đến 15/12 đạt hơn 633,2 tỷ USD, tăng hơn 22%. Theo đó, cán cân thương mại thặng dư 1,67 tỷ USD. 

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 317,4 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu đạt 315,7 tỷ USD, tăng hơn 27%.

Tính từ đầu năm đến 15/12, Việt Nam ghi nhận 6 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt từ 10 tỷ USD trở lên. Trong đó, mặt hàng có giá trị lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, đạt 71,9 tỷ USD. Tiếp đến là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; điện thoại và linh kiện; vải; chất dẻo nguyên liệu; sắt thép.

Dự báo về tình hình xuất nhập khẩu năm nay, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng: “Năm 2020, dù chịu ảnh hưởng nặng nề và chưa từng có từ dịch Covid-19, song kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam vẫn đạt trên 545 tỷ USD. Dự báo năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế”.

Trong tháng cuối cùng của năm này, để thúc đẩy xuất khẩu, Bộ Công Thương đã và đang tập trung nhiều giải pháp củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong đó, Bộ chú trọng triển khai thực hiện những hiệp định thương mại tự do nói chung, nhất là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA)..., nhằm tận dụng hiệu quả nhưng ưu đãi mà các hiệp định này mang lại.

Bộ Công Thương còn ưu tiên triển khai hoạt động xúc tiến xuất khẩu và thị trường xuất khẩu sớm khôi phục sau đại địch Covid-19; tập trung theo dõi sát tình hình từng thị trường để rà soát, xác định các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu để khai thác, thúc đẩy xuất khẩu.

Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới, tổ chức chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu trong và ngoài nước trên môi trường trực tuyến cũng như nền tảng mới, Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh việc đơn giản hóa thủ tục hành chính. Trong đó, Bộ tập trung triển khai các thủ tục hành chính về lĩnh vực xuất nhập khẩu theo Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN… để tạo thuận lợi cho hiệp hội và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

ndh.vn

0 bình luận, đánh giá về Năm 2021 còn 2 tuần, cán cân thương mại thặng dư 1,67 tỷ USD

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký thông tin để nhận tin tức và cập nhật mới nhất hàng ngày từ chúng tôi
0.38077 sec| 957.234 kb