Phản ứng của ECB khi lợi suất trái phiếu tăng cao

18/05/2021
anhpnh
Giới đầu tư ngày càng nhận định cao khả năng phục hồi kinh tế nhờ tiến triển của chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19, qua đó thúc đẩy ECB giảm tốc độ mua trái phiếu theo Chương trình Thu mua khẩn cấp trong đại dịch (PEPP).

Giới đầu tư ngày càng nhận định cao khả năng phục hồi kinh tế nhờ tiến triển của chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19, qua đó thúc đẩy ECB giảm tốc độ mua trái phiếu theo Chương trình Thu mua khẩn cấp trong đại dịch (PEPP).

Mặc dù, chi phí đi vay của chính phủ các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ở mức cao trong nhiều tháng và lợi suất trái phiếu Đức kỳ hạn 10 năm tăng lên mức 0%, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các nhà đầu tư vẫn tỏ ra bình tĩnh, một dấu hiệu cho thấy họ xem sự phục hồi kinh tế của khu vực là điều hiển nhiên.

Điều này trái ngược với tháng 2 khi lợi suất trái phiếu Đức, lãi suất chuẩn của khu vực Eurozone, tăng 35 điểm cơ bản trong vòng một tháng lên mức -0,20%. Sau đó, ECB đẩy nhanh tốc độ mua trái phiếu khẩn cấp vào tháng 3.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund) đang ở gần mức cao nhất trong hai năm qua và dự kiến sẽ đạt mốc 0% lần đầu tiên kể từ năm 2019. Chi phí đi vay kỳ hạn 10 năm trong Eurozone đang chuyển hướng sang tích cực. Tuy nhiên, các quan chức ECB vẫn tỏ ra "bình thản" trước những dấu hiệu trên.

Đầu tiên, triển vọng kinh tế khu vực Eurozone sáng sủa hơn, khi các lệnh phong tỏa mới đây không làm hoạt động kinh tế bị chậm lại, xuất khẩu ổn định và chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 được cải thiển sau những bước đi chậm chạp ban đầu. 

Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ cũng cung cấp đủ liều vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên cho 70% người trưởng thành vào cuối mùa Hè này.

Ngoài ra, chuyên gia Jim Leaviss thuộc M&G Investments, cho hay lợi suất trái phiếu có thể tăng nhưng lợi suất "thực"- sau khi điều chỉnh lạm phát- gần như không thay đổi. Đây chính là một trong những yếu tố khiến ECB tỏ ra bình tĩnh.

Trong một động thái khác liên quan, chi phí đi vay của Italy ngày 17/5 tăng lên mức cao nhất trong hơn 8 tháng qua, dẫn đến tình trạng bán tháo trong khu vực Eurozone trước lo ngại về lộ trình cải cách của Italy và khả năng ECB có thể giảm chậm lại việc mua trái phiếu trong những tháng tới.

Giới đầu tư ngày càng nhận định cao khả năng phục hồi kinh tế nhờ tiến triển của chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19, qua đó thúc đẩy ECB giảm tốc độ mua trái phiếu theo Chương trình Thu mua khẩn cấp trong đại dịch (PEPP).

Italy, quốc gia hưởng lợi lớn từ chương trình mua tài sản của ECB, chịu ảnh hưởng đáng kể của việc bán tháo trái phiếu. Lợi suất trái phiếu 10 năm của Italy tăng 6 điểm cơ bản lên 1,14%, trong khi khoảng cách so với trái phiếu Đức là 123,65 điểm cơ bản, mức cao nhất kể từ cuối năm 2020.

Tình trạng bán tháo trái phiếu lan rộng ra trên khu vực Eurozone, với lợi suất trái phiếu 10 năm của Pháp ở trên 0,3%, mức cao nhất kể từ tháng 3/2020, trong khi lợi suất trái phiếu Đức cùng kỳ hạn tăng 2 điểm cơ bản lên -0,11% gần mức đỉnh cao nhất trong hai năm qua của phiên cuối tuần qua.

Còn lợi suất trái phiếu 10 năm của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tăng lên gần mức cao nhất trong năm khi đều tăng khoảng 4 điểm cơ bản.

Cho đến nay, lợi suất trái phiếu khu vực Eurozone tăng cao song chưa gây quan ngại khi các thị trường và giới quan chức ECB nhận thấy nền tảng kinh tế mạnh hơn này chỉ là một sự điều chỉnh giá.

Vietnambiz

 

0 bình luận, đánh giá về Phản ứng của ECB khi lợi suất trái phiếu tăng cao

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký thông tin để nhận tin tức và cập nhật mới nhất hàng ngày từ chúng tôi
0.34676 sec| 959.234 kb