Những nơi đang thu hút đầu tư bằng ưu đãi thuế sẽ phần nào đó chịu tác động bởi thuế tối thiểu toàn cầu.
Những nước đang phát triển hay rộng hơn là những nơi đang thu hút đầu tư bằng các ưu đãi thuế thấp hơn mức này sẽ phần nào đó chịu tác động. Khi thuế không còn là công cụ hàng đầu để thu hút nhà đầu tư, chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài cũng sẽ phải thay đổi. Để có sự chuẩn bị và chuyển đổi hiệu quả, nhiều kiến nghị đã được đưa ra tại buổi Hội thảo "Thuế tối thiểu toàn cầu và những vấn đề đặt ra với Việt Nam" diễn ra mới đây.
Theo số liệu từ Tổng cục Thuế, thuế tối thiểu toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến khoảng 3% doanh nghiệp được ưu đãi, chiếm 30% tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể, thuế thực tế với đầu tư nước ngoài là 12,3%, trong đó một số tập đoàn lớn chỉ ở mức dưới 6%, thấp hơn hẳn con số 15% của quy tắc mới.
"Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp ngay đến quyết định của các nhà đầu tư, đến các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hiện nay đang được hưởng ưu đãi", ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, nhận định.
Thực tế, nhiều quốc gia đã đi trước áp dụng các hình thức hỗ trợ khác ngoài ưu đãi thuế để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo các chuyên gia, Việt Nam cần thành lập tổ công tác để phân tích và đánh giá các ảnh hưởng, cũng như đề xuất các giải pháp để cải thiện yếu tố cạnh tranh về đầu tư khác như: môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng hay lực lượng lao động.
Các chuyên gia trong và ngoài nước cũng nhận định, vị thế của Việt Nam sau 30 năm thu hút FDI hiện đã khác, với nhiều lợi thế cạnh tranh thu hút các dòng vốn chất lượng cao chứ không đơn thuần chỉ là ưu đãi thuế.
nhipcaudautu.vn
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm