CHIẾN TRANH NGA - UKRAINE CÀN QUÉT THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TRONG TUẦN QUA: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG TUẦN TỪ 21/02/2022 ĐẾN 25/02/2022

25/02/2022
huyennt
CHIẾN TRANH NGA - UKRAINE CÀN QUÉT THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TRONG TUẦN QUA

 TẢI VỀ BẢN TIN THỊ TRƯỜNG TUẦN TỪ 21/02/2022 ĐẾN 25/02/2022

CHIẾN TRANH NGA - UKRAINE CÀN QUÉT THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TRONG TUẦN QUA

Điểm nhấn giao dịch

• Đập cùng nhịp với thị trường thế giới, chứng trường Việt cũng có phiên hồi phục khá tốt sau phiên hoảng loạn bán tháo hôm qua. Điều này cũng đã được kỳ vọng khá tốt khi lực cầu bắt đáy mạnh trong cuối phiên hôm qua. Đáng chú ý trong phiên giao dịch cuối tuần hôm nay là dòng dầu khí có xu hướng chững lại sau nhiều phiên tăng nóng trước đó. Trong khi đó, nhóm CP ngành chứng lại trổi dậy vì mấy phiên giao dịch gần đây thanh khoản tăng rõ rệt. bên cạnh đó nhóm Cảng biển – vận tải cũng có sự đồng loạt tăng khá tốt khi mà nhiều ý kiến cho rằng nhóm này vẫn còn được hưởng lợi khi chuỗi cung ứng hàng hóa bị trì trệ do ảnh hưởng chiến tranh Nga-Ukraine.
 
• Kết thúc tuần giao dịch từ ngày 21/02 đến ngày 25/02, VN-Index giảm 5,94 điểm (-0,40%) xuống 1.498,89 điểm. Thanh khoản giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 25.584 tỷ trên HSX, tăng mạnh 33,54% so với trung bình tuần trước. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index tăng 4,55 điểm (+1,04%) lên mốc 440,16 điểm.
 
• Dù trải qua một tuần đầy biến động, sắc xanh vẫn chiếm ưu thế hơn trong tuần vừa qua với 13/21 nhóm ngành tăng giá. Trong đó, hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến Nga - Ukraine là ngành Dầu khí (+13,3%) khi giá dầu thế giới đã có thời điểm chạm mốc 100 USD/thùng. Nhóm Phân bón (+8,5%) cũng được “hưởng ké” từ sự kiện này do lo ngại giá phân thế giới tăng khi (1) các quốc gia cấm vận với Nga - quốc gia xuất khẩu phân bón nhiều nhất thế giới và (2) giá khí châu Âu tăng. Nhóm bán lẻ (+7,8%) cũng là một nhóm ngành rất đáng chú ý khác nhờ sự xuất sắc của những cái tên như FRT (+22,0%), PET (+13,1%)...
 
• Khối ngoại bán ròng nhẹ 52,3 tỷ trên HSX trong phiên cuối tuần. Lũy kế cả tuần, họ chỉ bán ròng nhẹ gần 2 tỷ. Phản ứng của dòng tiền nước ngoài cho thấy họ không quá lo lắng trước những bất ổn chính trị ngoài Việt Nam. Trong tuần qua, khối ngoại chủ yếu “gom” vào các cổ phiếu bất động sản như DXG (+353 tỷ), VHM (+203 tỷ), KBC (+147 tỷ)
 
Quan điểm thị trường
 
Sau cơn mưa rào, trời lại ửng sáng. Thị trường chứng khoán trong 2 phiên hôm nay khá đúng với hiện tượng thời tiết ở trên. Hoảng loạn bán tháo trong phiên hôm qua do hiệu ứng tâm lý lan truyền đã không còn nữa. Thay vào đó, Vn-index đã nhanh chóng lấy lại được sắc xanh, mang lại niềm vui những nhà đầu tư đã mạnh dạn mua hàng giá rẻ trong phiên hôm qua.
Mặc dù vậy, đà tăng không duy trì đến hết phiên mà có phần thu hẹp đáng kể về cuối phiên, do tâm lý của giới đầu tư vẫn còn những lo ngại về bất ổn địa chính trị giữa Nga – Ukraine trong tuần tới.
 
Thanh khoản phiên hôm nay có phần sụt giảm so với phiên bùng nổ hôm qua nhưng vẫn ở mức cao. Xét về xu hướng, dù đón nhận phiên hoảng loạn bán tháo, nhưng tổng kết lại trong tuần qua, thì tín hiệu cho xu hướng giảm điểm cũng chưa có dấu hiệu rõ ràng. Thay vào đó, chúng tôi vẫn giữ quan điểm Vn-index tiếp tục xu hướng tăng điểm. Kỳ vọng Vn-index vượt mức đỉnh lịch sử 1.535 điểm và hướng mới mốc kháng cự (1.565 – 1.595) điểm.
 
Tiếp tục giữ những danh mục CP mua thăm dò và có lợi nhuận, đồng thời có thể tăng tỷ trọng khi thị trường có
nhịp chỉnh. CP bứt phá đáng chú ý phiên hôm nay có DGW; EVE.

------------------

* Công ty Cổ phần Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam
Zalo group: 
Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam
Facebook: Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam
Hotline: 0886 998 288
Email: online@vncsi.com.vn

 

0 bình luận, đánh giá về CHIẾN TRANH NGA - UKRAINE CÀN QUÉT THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TRONG TUẦN QUA: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG TUẦN TỪ 21/02/2022 ĐẾN 25/02/2022

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký thông tin để nhận tin tức và cập nhật mới nhất hàng ngày từ chúng tôi
0.46544 sec| 970.578 kb