Vinhomes mua cổ phiếu quỹ, tiền ở đâu?
- Trong bối cảnh cổ phiếu Vinhomes (VHM) liên tục dò đáy, khối ngoại quay lưng bán ròng gần 14k tỷ từ đầu năm đến nay, HĐQT CTCP Vinhomes đã công bố nghị quyết mua lại 370 triệu cổ phiếu quỹ tương đương 8.5% vốn điều lệ trong ngày 7/8/2024. Việc mua lại cổ phiếu của chính mình khi thấy giá rẻ là cách làm phổ biến để bảo vệ quyền lợi cổ đông. Cuối năm 2019 VHM cũng từng mua 60 triệu cổ phiếu quỹ tương đương 1.79% vốn điều lệ và thu lãi gần 1,000 tỷ đồng sau hơn 1 năm nắm giữ. Trường hợp mua cổ phiếu quỹ thành công kinh điển có thể kể đến “anh bạn thân” của VHM đó là TCB. Tháng 9/2017, TCB chi 4,404 tỷ đồng mua lại 172.35 triệu cổ phiếu từ cổ đông lớn HSBC làm cổ phiếu quỹ với giá 23,445 đồng/cp. Nửa năm sau, vào T3.2018, TCB bán hơn 93 triệu số cổ phiếu này với giá 91,000 đồng/cp, tức cao gấp gần 4 lần giá mua vào. Sau đó, bán nốt 64.4 triệu lượng cổ phiếu còn lại với giá 128,000 đồng/cp, cao gấp 5,5 lần giá mua. Như vậy, thông qua việc đầu tư vào “bản thân” trong khoảng nửa năm, Techcombank sinh lợi trung bình 352%. Xét trên giá trị khoản tiền chi của TCB chỉ chiếm khoản 14.2% tài sản có thanh khoản cao và có thể chuyển sang tiền của TCB.
- Tuy nhiên, tình hình hiện tại đã khác lúc xưa, bởi theo Luật Chứng khoán 2019, có hiệu lực từ 1/1/2021, doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ bắt buộc phải hủy số lượng cổ phiếu quỹ đã mua, giảm vốn điều lệ. Việc mua cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm lượng cổ phiếu đang lưu hành, tăng các chỉ số hiệu quả hoạt động tính trên nguồn vốn như thu nhập trên cổ phần (EPS), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)… Qua đó khiến định giá cổ phiếu trở lên hấp dẫn hơn. Thông cáo của VHM cũng đề cập giao dịch được thực hiện theo phương thức giao dịch thỏa thuận. VHM đang duy trì tỷ lệ free float ở mức 30%. Nếu như thực hiện giao dịch với nhà đầu tư cá nhân, tỷ lệ free float chắc chắn giảm mạnh, qua đó ảnh hưởng lớn đến tiêu chí về tỷ lệ free float của các rổ chỉ số, quỹ đầu tư. Do đó nhiều khả năng VHM sẽ nhận chuyển nhượng từ các quỹ ngoại.
- Nếu tính theo giá đóng cửa ngày 7/8 khi thành công mua lại hết 370 triệu cổ phiếu, VHM có thể phải tiêu tốn khoảng gần 14,000 tỷ đồng. Con số này chiếm khoảng gần 80% tiền mặt của VHM tại thời điểm cuối quý 2/2024 và khoảng 66% tiền tương đương tiền+đầu tư ngắn hạn. Đương nhiên với lượng tiền mặt khổng lồ trên Vinhomes hoàn toàn có thể thực hiện 100% giao dịch trên mà vẫn còn dư khoảng gần 7,000 tỷ đồng. Song sau khi thực hiện giao dịch trên VHM sẽ đối mặt với áp lực dòng tiền tương đối lớn. Trong khoảng thời gian từ giờ đến cuối năm 2024 áp lực thanh toán các khoản nợ đến hạn của Vinhomes là tương đối lớn theo ước tính khoảng hơn 25,000 tỷ bao gồm các khoản vay ngắn hạn, dài hạn đến hạn, đáo hạn gốc vay dài hạn, trái phiếu đến hạn và thanh toán các khoản lãi vay định kỳ trái phiếu. Cũng phải nói thêm Vinhomes cũng đang đốt tiền tương đối lớn vào các dự án đầu tư siêu lớn như: Ocean Park 3, Wonder Park, Sky Park Bắc Giang, Vũ Yên, Golden Avenue.
- Đảm bảo dòng tiền ổn định là việc sống còn của các doanh nghiệp bất động sản vì vậy nếu thực hiện mua hết số lượng CP quỹ đã đăng ký thì lượng tiền mặt còn lại khá eo hẹp so với quy mô tài của VHM. Hoặc là VHM đang quá rẻ và đây là một quyết định táo bạo của HĐQT Vinhomes khi có thể tự tin thu xếp vốn hoặc là Vinhomes có thể mua lại một phần đã đăng ký. Tất cả vẫn còn bỏ ngỏ phía trước song đây vẫn là 1 case kinh điển về đầu tư, ra quyết định trong kinh doanh mà chúng ta có thể tham khảo.
----------------
Công ty Cổ phần Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam
Zalo group: Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam
Facebook: Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam CSI
Hotline: 0886 998 288
Email: online@vncsi.com.vn
Bài viết phổ biến
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm