**TẢI VỀ BẢN BÁO CÁO ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
BÁO CÁO PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2018

TỔNG KẾT NHỮNG TIÊU ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý VỀ KINH TẾ VĨ MÔ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2018
Tính chung 6T/ 2018, kinh tế Việt Nam tiếp tục ghi nhận nhiều điểm sáng: GDP và chỉ số sản xuất công nghiệp có mức tăng cao nhất kể từ 2011 trở lại đây, xuất siêu 2.71 tỷ USD, và thặng dư ngân sách 3.9 nghìn tỷ đồng.
Điểm sáng kinh tế 6 tháng đầu năm 2018:
- GDP 6 tháng tăng 7.08% so với cùng kỳ năm trước (trong đó, Q1 tăng 7.45%; Q2 tăng 6.79%), là mức tăng cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011 trở về đây.
- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 10.5% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm kể từ 2011; trong đó Hà Tĩnh là địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức tăng 170.9%, chủ yếu do có sự đóng góp của Tập đoàn Formosa.
- Về phía tiêu dùng: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 2,121 nghìn tỷ đồng, tăng 10.7% so với cùng kỳ năm trước.
- Xuất siêu 2.71 tỷ USD; trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 12.94 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 15.65 tỷ USD.
- Về FDI, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm đạt 16.23 tỷ USD (giảm 4.39% so với cùng kỳ năm 2017). Giải ngân ước đạt 8.37 tỷ USD (tăng 8.4%).
- Lãi suất không có biến động nhiều, thậm chí lãi suất liên ngân hàng tiếp tục có xu hướng giảm dần qua các tháng.
- Chỉ số nhà quản trị mua hàng – PMI của Việt Nam tiếp tục tăng từ mức 53,9 điểm trong tháng 5 lên 55,7 điểm trong tháng 6. Việt Nam củng cố vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng PMI ngành sản xuất ASEAN, tiếp sau là Singapore và Philippines. Chỉ số cho thấy sức khỏe của lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã cải thiện ở mức đáng kể, chỉ thua mức kỷ lục hồi tháng 3/2011.
Tuy nhiên, còn những hạn chế:
- Thặng dư NSNN 3.9 nghìn tỷ tỷ đồng (giảm so với mức thặng dư NSNN tính đến 15/5 là 19.9 nghìn tỷ đồng, do chi ngân sách trong NSNN tăng mạnh so với tháng trước). Trong đó, tổng thu NSNN ước tính đạt 582.1 nghìn tỷ đồng (bằng 44.1% dự toán năm), và tổng chi NSNN ước tính đạt 586 nghìn tỷ đồng (bằng 38.5% dự toán năm).
- Về đầu tư công: Tình hình giải ngân và thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong 6 tháng đầu năm còn chậm vốn. Cụ thể, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 124.15 nghìn tỷ đồng, bằng 36% kế hoạch năm và tăng 9.4% so với cùng kỳ năm trước.
- CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2018 tăng 3.29% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.
KẾT LUẬN:
Nhìn chung 6 tháng đầu năm tình hình kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều điểm sáng so với những hạn chế đã liệt kê ở trên. Điều đáng lo ngại là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2018 tăng 0,61% so với tháng trước, tăng cao nhất trong 7 năm gần đây. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước tăng 3,29%. Lạm phát cơ bản tháng 6/2018 tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 1,37% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2018 tăng 1,35% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.
Trước diễn biến đó thì áp lực đối với việc kiềm chế lạm phát rất lớn nhưng vẫn nằm trong biên độ cho phép. Một trong những tiêu chí hành động là Chính phủ quyết tâm không tăng giá điện, kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng ở mức dưới 4%.
Vấn đề đáng lo ngại thứ 2 là vấn đề tỷ giá tăng nóng trong thời gian vừa qua. Nhưng đây vẫn đang là xu hướng chung của thế giới khi đồng $ đang có chiều hướng trong thời gian gần đây. Vì thế có nhiều ý kiến cho rằng tỷ giá sẽ không có biến động lớn do lạm phát của Việt Nam vẫn ở mức thấp, lãi suất đồng VND tương đối ổn định trong khi dự trữ ngoại hối đang ở mức cao kỷ lục. Ngoài ra, đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam có thể giảm trong ngắn hạn nhưng về dài hạn, thì Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường có triển vọng đầu tư tốt.
Về điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ, cho đến cuối tháng 6, thị trường ngoại tệ vẫn hoạt động ổn định, diễn biến tỷ giá 6 tháng đầu năm tăng xấp xỉ 1%, tất cả các nhu cầu ngoại tệ được đáp ứng và thị trường hoạt động thông suốt. Trong 6 tháng đầu năm, NHNN mua vào khoảng trên 11 tỷ USD, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước lên khoảng 63,5 tỷ USD. "Qua đó khẳng định các giải pháp điều hành của Chính phủ và của NHNN đã góp phần củng cố lòng tin vào đồng Việt Nam giúp cho thị trường ngoại tệ và tỷ giá giữ vững sự ổn định. Nếu cần thiết, NHNN sẽ bán ngoại tệ với tỷ giá thấp hơn tỷ giá bán niêm yết hiện nay để bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm