BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 9

03/10/2018
anhpnh
**TẢI VỀ BẢN BÁO CÁO ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
 

TỔNG KẾT NHỮNG TIÊU ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý VỀ KINH TẾ VĨ MÔ

9 THÁNG ĐẦU NĂM 2018

 

 

Bức tranh kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2018 tiếp tục ghi nhận nhiều điểm sáng: GDP và chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) có mức tăng cao nhất kể từ 2011 trở lại đây, xuất siêu đạt mức kỷ lục 5,4 tỷ USD, lạm phát được kiểm soát dưới mục tiêu Quốc hội giao…

 

Điểm sáng kinh tế 9 tháng đầu năm 2018:

 

- GDP: Tính chung 9 tháng năm 2018, GDP ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước (trong đó, Q1 tăng 7,45%; Q2 tăng 6,73%; Q3 tăng 6,88%), là mức tăng cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011 trở về đây.

- Vốn đầu tư: Tính chung 9 tháng năm 2018, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành ước tính đạt 1.253,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước và bằng 34% GDP.

- Về FDI: Tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm đạt 19,67 tỷ USD (giảm 7,7%). Trong khi giải ngân FDI đạt 13,25 tỷ USD (tăng 6,0%). 

- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tiếp tục tăng cao, 10,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó Hà Tĩnh là địa phương có mức tăng cao nhất 110,4% chủ yếu nhờ đóng góp của Tập đoàn Formosa.

- Về phía tiêu dùng: Hoạt động thương mại dịch vụ 9 tháng năm nay tiếp tục xu hướng tăng khá, sức mua tiêu dùng tăng cao. Tổng mức bán lẻ HH&DV tiêu dùng ước tính đạt 3.235,1 nghìn tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 8,8% (cùng kỳ năm 2017 tăng 8,76%).

- Xuất siêu: Cán cân thương mại duy trì trạng thái xuất siêu, ước đạt 5,39 tỷ USD; trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 18,3 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 23,7 tỷ USD.

- Doanh nghiệp: Luỹ kế 9 tháng năm 2018, cả nước có 96.611 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 963.411 tỷ đồng, tăng 2,8% về số doanh nghiệp và tăng 6,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.

- Khách quốc tê: Khách quốc tế đến nước ta trong tháng Chín ước tính đạt 1.212,6 nghìn lượt người, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm nay, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 11.616,5 nghìn lượt người, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm trước.

 

Bên cạnh những mặt tích cực, nền kinh tế còn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt áp lực lên tỷ giá, lãi suất, lạm phát, sản xuất trong nước...

 

- CPI tháng 8: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2018 tăng 0,59% so với tháng trước. Tính chung quý III/2018, CPI tăng 0,72% so với quý trước và tăng 4,14% so với quý III/2017. CPI bình quân 9 tháng năm 2018 tăng 3,57% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.

- Lạm phát cơ bản : Lạm phát cơ bản tháng 9/2018 tăng 0,14% so với tháng trước và tăng 1,61% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2018 tăng 1,41% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.

- Tỷ giá: Tỷ giá trung tâm ngày 30/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 22.714 đồng, tăng 36 đồng so với cuối tháng trước. Tính tới thời điểm hiện tại, tổng mức mất giá của VND so với USD kể từ đầu năm 2018 đến nay đã hơn 2,7%, tính theo tỷ giá giao dịch thực tế.

- Doanh nghiệp: 9 tháng năm 2018, số lượng doanh nghiệp chờ giải thể tăng kỷ lục. Với 50.050 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng 62,3% so với cùng kỳ năm trước.

- Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI): PMI giảm mạnh xuống 51,5 điểm trong tháng 9 - mức thấp của mười tháng trong tháng 9 do sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều tăng chậm hơn. Giá cả đầu ra đã giảm lần đầu tiên trong 13 tháng trong khi tốc độ tăng chi phí đầu vào chậm lại.

 

KẾT LUẬN:

Đánh giá 9 tháng đầu năm tình hình kinh tế Việt Nam tiếp tục có nhiều điểm sáng khả quan, tuy nhiên có có 2 vấn đề mà chúng tôi cho rằng nhà đầu tư cần lưu ý quan sát diễn biến trong thời gian tới, cụ thể:

Vấn đề thứ 1 là áp lực đối với lạm phát cũng đang gia tăng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2018 tăng 0,59% so với tháng trước. Tính chung quý III/2018, CPI tăng 0,72% so với quý trước và tăng 4,14% so với quý III/2017. CPI bình quân 9 tháng năm 2018 tăng 3,57% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do giá dịch vụ giáo dục tăng 5,7% và đặc biệt là giá xăng dầu tăng. Thời gian qua, Chính phủ luôn nỗ lực điều hành, kiểm soát lạm phát với mục tiêu CPI bình quân dưới 4%, trong đó, mặt hàng xăng dầu được điều hành linh hoạt. Mặc dù giá xăng dầu tăng ảnh hưởng tới CPI, nhưng mục tiêu lạm phát của năm 2018 sẽ được Chính phủ kiểm soát tốt với việc sử dụng phù hợp Quỹ bình ổn giá xăng dầu để hạn chế tác động tăng giá của mặt hàng này đến CPI.

Vấn đề thứ 2 là áp lực đối với tỷ giá. Xu hướng tăng giá của USD tiếp tục là điểm nóng của thị trường tài chính trong những tháng gần đây, đặc biệt với sự kiện Fed tăng lãi suất thêm 0,25% lên 2,25% vào ngày 26/09/2018 vừa qua, khiến cho nhiều đồng nội tệ bị mất giá, trong đó có VND. Tính tới thời điểm hiện tại, tổng mức mất giá của VND so với USD kể từ đầu năm 2018 đến nay đã hơn 2,7%, tính theo tỷ giá giao dịch thực tế. Bên cạnh đó, chiến tranh thương mại đang leo thang khiến cho đồng nhân dân tệ (NDT) mất giá cũng tác động không nhỏ tới tỷ giá của VND so với USD. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng tỷ giá Việt Nam đang tương đối ổn định, VND đang biến động trong khoảng 1%. Hơn nữa, giới chuyên gia cho rằng những yếu tố tác động của thị trường lên tỷ giá đã được lường trước. Vì vậy, sẽ khó có những cú sốc xảy ra, bởi NHNN đã có những “kịch bản” để sẵn sàng đối phó khi có “sóng” tỷ giá. Hiện, dự trữ ngoại hối đã lên đến kỷ lục 63,5 tỷ USD giúp NHNN dễ dàng điều tiết thị trường khi có biến động lớn. Chẳng hạn như khi tỷ giá biến động trong tháng 7 vừa qua, NHNN đã bán ròng ra 2,5 tỷ USD, khiến thị trường lập tức dịu ngay.

Mặt khác, tỷ giá VND đang chịu sức ép từ sự lên giá của USD, hay giảm giá của đồng NDT, dù vậy, mức mất giá của đồng VND vẫn thấp hơn đáng kể so với đồng tiền của nhiều quốc gia trong khu vực. Ở tình hình vĩ mô, điều đó cũng được phản ánh qua mức lạm phát 9 tháng của Việt Nam nằm trong biên độ 1,3%-1,5% và mặt bằng lãi suất ổn định, thậm chí mặt bằng lãi suất cho vay còn giảm nhẹ so với cuối năm trước. Ngoài ra so với các nước khác trong khu vực như philippines, Indonesia, Ấn Độ... hay các quốc gia khác như Uzbekista, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina… thì mặt bằng biến động tỷ giá của Việt Nam khá nhỏ, qua đó thu hút đáng kể dòng vốn FDI và giúp cho cán cân thương mại ở mức xuất siêu lên đến 5,39 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm.

 

0 bình luận, đánh giá về BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 9

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký thông tin để nhận tin tức và cập nhật mới nhất hàng ngày từ chúng tôi
0.36394 sec| 974.297 kb