Bản tin thị trường ngày 22/03/2018

22/03/2018
vncs
Áp lực bán tại vùng đỉnh lịch sử năm 2007 làm đà tăng của VN-Index có chững lại, tuy nhiên chỉ số tiến sát mốc 1,170 điểm. Kết thúc phiên giao dịch, VnIndex tăng 9,97 điểm (0,86%) lên 1.169,36 điểm với khối lượng giao dịch đạt 237,67 triệu CP, trị giá 7.321,79 tỷ đồng; trong khi Hnx-Index lại giảm 0,32 điểm (0,24%) xuống 134,96 điểm với khối lượng giao dịch đạt 69,30 triệu CP, trị giá 1.268,08 tỷ đồng.

TỔNG HỢP PHIÊN GIAO DỊCH NGÀY 21/03/2018

Áp lực bán tại vùng đỉnh lịch sử năm 2007 làm đà tăng của VN-Index có chững lại, tuy nhiên chỉ số tiến sát mốc 1,170 điểm. Kết thúc phiên giao dịch, VnIndex tăng 9,97 điểm (0,86%) lên 1.169,36 điểm với khối lượng giao dịch đạt 237,67 triệu CP, trị giá 7.321,79 tỷ đồng; trong khi Hnx-Index lại giảm 0,32 điểm (0,24%) xuống 134,96 điểm với khối lượng giao dịch đạt 69,30 triệu CP, trị giá 1.268,08 tỷ đồng.

Thanh khoản: Thanh khoản thị trường sụt giảm so với phiên trước, tổng khối lượng giao dịch đạt gần 275 triệu cổ phiếu, trị giá trên 7.300 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp trên 800 tỷ đồng.

Điểm nhấn: Sau 11 năm chờ đợi, lần đầu tiên trong phiên hôm nay TTCK Việt Nam đã quay trở lại mức điểm lịch sử 1,170 điểm nhờ lực tăng đến từ nhóm CP vốn hóa lớn như  VIC, GAS, BVH, HPG, BID, MSN, ROS, PNJ. Tuy nhiên, sàn HNX lại có sự điều chỉnh nhẹ sau 9 phiên tăng điểm liên tiếp. Cụ thể VIC  tăng 3,65%, lên 108.000 đồng với 3,52 triệu đơn vị được khớp.ROS cũng bất ngờ được kéo lên mức trần 155.800 đồng với 1,7 triệu đơn vị được khớp dù đầu phiên sáng bị chốt lời mạnh, giảm xuống mức sàn 135.600 đồng. BID (+2,35%), BVH (+4,53%) và GAS (+0,95%).

Giá dầu đêm qua tăng mạnh trên 2% cũng đã tác động tích cực đến nhóm CP dầu khí, khiến cho nhóm CP này tăng tốt như PVD tăng 5,2% lên 22.100 đồng. PVS tăng 2,8% lên 25.500 đồng. PVT tăng 2% lên 20.400 đồng. Bên cạnh đó thì nhóm  bất động sản, xây dựng cũng thu hút dòng tiền khá tốt với nhiều mã tăng mạnh  như  CTD, DRH, FCN, DIG, CEO, HLD, KBC, VIC, NLG, ROS, PC1…Ở chiều ngược lại một số mã vốn hóa lớn như VRE, VJC và nhiều mã trong nhóm ngân hàng như ACB, VCB, VPB, LPB, HDB đóng cửa giảm khá, khiến cho chỉ số Vn-index phiên hôm nay không thể vượt đỉnh được.

Khối ngoại: Sau phiên mua ròng hơn 80 tỷ đồng hôm qua, khối ngoại đã quay trở lại bán ròng hơn 13,93 triệu đơn vị, tương ứng 273,78 tỷ đồng trong phiên hôm nay. DIG là mã bị bán mạnh ròng mạnh nhất với hơn 65 tỷ đồng, trong khi mua ròng mạnh nhất LPB hơn 58 tỷ đồng. Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng hơn 15,93 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng tương ứng 324,05 tỷ đồng. Trên sàn HNX,  khối ngoại bán ròng 554.987 đơn vị, với tổng giá trị báFSDFn ròng tương ứng 1,83 tỷ đồng

Nhóm ngành: Có 15/20 nhóm ngành đi lên với độ rộng toàn thị trường ở mức khá cân bằng khi có 231 mã tăng và 228 mã giảm, hàm ý lực cầu cổ phiếu trên nhóm vốn hóa lớn giúp chỉ số vững đà tăng.

Nhóm CP vốn hóa lớn : Trong các mã lớn, ngoài VCB, VRE giảm, VNM, SAB đứng ở tham chiếu còn lại đều tăng. Ngoại trừ VIC, còn có GAS tăng 0,95%, lên 127.200 đồng, BID tăng 2,35%, lên 43.500 đồng, CTG tăng 0,56%, lên 36.200 đồng, MSN tăng 1,89%, lên 102.400 đồng, PLX tăng 1,64%, lên 86.900 đồng.

Nhóm CP dầu khí:  Dấu khí trở thành trụ cột chính cho thị trường khi có mức tăng mạnh ở các ông lớn như: GAS, PVD, PVT, PVS, trong đó PVD tăng trưởng tốt nhất nhóm, 5.2%. Bên cạnh đó, GAS liên tục phá đỉnh và đang hình thành đỉnh cao lịch sử với giá đóng cửa 127.200 đồng/CP.

Nhóm CP tài chính: Tài chính – ngân hàng có được sắc xanh, với những điểm sáng như BID, HCM, BVH, CTG. Tuy nhiên, đà tăng chững lại trước áp lực chốt lời lớn khi một số cổ phiếu đã suy yếu và đảo chiều như ACB ,VPB, HDB, VCB, SSI.

KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

Trái ngược với sự đồng thuận tăng điểm trên cả 2 sàn trong phiên hôm qua, phiên hôm nay 2 chỉ số đã đóng cửa trái chiều. Áp lực bán chốt lời khá mạnh khi Hn-index chạm đến ngưỡng kháng cự 136 điểm sau 9 phiên tăng điểm liên tiếp đã khiến cho chỉ số đóng cửa đảo chiều giảm nhẹ, qua đó hình thànnh một nến doji dự báo cho xu hướng chững lại của đà tăng trong phiên tiếp theo. Trong khi đó chỉ số Vn-index duy trì một đà tăng khá và đã chạm đến mức đỉnh lịch sử 1,170 điểm trong phiên hôm nay, đồng thời cũng tạo nên một thân nến xanh bám vào dải trên của tín hiệu Bollinger Bands, ủng hộ xu hướng tăng điểm trong các phiên tới. Khả năng tăng mạnh mẽ để có cú nhảy đột biến dường như có xác suất thấp. Vì vậy chúng tôi khuyến nghị không tham gia mua đuổi những mã CP tăng nóng ở giá cao, mà chờ mua ở vùng tích lũy những mà trong danh mục khuyến nghị.

ĐIỂM TIN NỔI BẬT

* Đúng như thị trường đã dự báo, Fed nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên 1,5-1,7% với sự đồng thuận của tất cả các thành viên ban lãnh đạo. Đây là lần nâng lãi suất đầu tiên dưới sự điều hành của tân Chủ tịch Jerome Powell và là lần thứ sáu kể từ tháng 12/2015. Fed dự kiến tăng lãi suất 8 lần, mỗi lần 0,25 điểm phần trăm, từ nay đến cuối năm 2020, bao gồm 3 lần năm 2018, 3 lần năm 2019 và 2 lần năm 2020. Như vậy, lãi suất đến cuối năm 2020 sẽ ở mức gần 3,4%, cao hơn mức 3,1% đưa ra tháng 12 năm ngoái. Các nhà kinh tế cho rằng sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Mỹ trong quý I/2018 khiến Fed trở nên thận trọng hơn. Tuy vậy, nếu các điều kiện kinh tế cải thiện, cơ quan này hoàn toàn có thể phát đi tín hiệu tăng lãi suất 4 lần trong năm nay tại cuộc họp vào tháng 6 tới.

* Ngày 20/3, Trung tâm thông tin dự báo kinh tế quốc gia (Bộ KH&ĐT) cho biết, sau khi chính sách giảm thuế của Mỹ (giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống 21%) có hiệu lực vào đầu 2018 khiến dòng vốn FDI trên thế giới dịch chuyển và vốn FDI vào Việt Nam cũng giảm sút. Tác động của việc dịch chuyển dòng vốn FDI trên thế giới tác động tới Việt Nam thông qua số vốn FDI đăng ký trong 2 tháng đầu năm 2018 giảm mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể, vốn FDI tháng 1/2018 chỉ đạt 1,26 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ 2017.

* Ngày 21/3, giới chức Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cho biết hai bên đang bắt đầu một vòng đàm phán mới, nhằm hướng đến một giải pháp “cả hai bên cùng chấp nhận được” liên quan đến các tranh chấp thương mại, trong đó có vấn đề đánh thuế mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu. Tuyên bố trên được đưa ra sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross và Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom, trong bối cảnh quyết định áp thuế mới của Mỹ đối với các mặt hàng thép, nhôm nhập khẩu sẽ có hiệu lực vào cuối tuần này. Trong khi đó, dự kiến trong tuần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công bố một số biện pháp trả đũa thương mại đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nhằm trừng phạt Bắc Kinh vì đã “đánh cắp” quyền sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ./.

TẢI VỀ BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NGÀY 22/03/2018

 

0 bình luận, đánh giá về Bản tin thị trường ngày 22/03/2018

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký thông tin để nhận tin tức và cập nhật mới nhất hàng ngày từ chúng tôi
0.45174 sec| 967.391 kb