Cổ phiếu doanh nghiệp xuất khẩu đang hưởng lợi biến động tỷ giá

05/07/2022
huyennt
Việt Nam không dùng chính sách tiền tệ, bao gồm tỷ giá, nhằm tạo lợi thế thương mại. Song, các doanh nghiệp xuất khẩu đang hưởng lợi với biến động gần đây…

Việt Nam không dùng chính sách tiền tệ, bao gồm tỷ giá, nhằm tạo lợi thế thương mại. Song, các doanh nghiệp xuất khẩu đang hưởng lợi với biến động gần đây…

Phiên giao dịch 04/7, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến cú sập của nhóm cổ phiếu thủy sản, mức độ khác nhau.

Điển hình như cổ phiếu ANV của CTCP Nam Việt, giá giảm kịch sàn, điểm đến mới của chuỗi suy giảm trong 11 phiên vừa qua.

Mặc dù “rút chân”, cổ phiếu VHC của CTCP Vĩnh Hoàn, một nhà xuất khẩu thủy sản, phiên 04/7 cũng giảm khá mạnh (-2,89%). Hay cổ phiếu ASM của CTCP Tập đoàn Sao Mai cũng giảm đáng kể (1,33%)…

Thủy sản là lĩnh vực xuất khẩu nổi bật của Việt Nam, có đà tăng trưởng ấn tượng từ đầu năm đến nay. Lợi nhuận hầu hết các doanh nghiệp niêm yết lĩnh vực này tăng trưởng mạnh quý đầu năm, cũng như dự báo đạt kết quả tốt ở kỳ báo cáo quý 2 sắp tới.

Nhưng, như trên, giá cổ phiếu nhiều doanh nghiệp thủy sản liên tục sụt giảm loạt phiên gần đây. Một phần nguyên do nằm trong bối cảnh thị trường chung; mặt khác, một số nhà đầu tư vẫn thường có quan điểm và góc nhìn rằng những tích cực trong sản xuất kinh doanh đã phản ánh vào giá cổ phiếu(?).

Điểm được chú ý, đà suy giảm của nhiều cổ phiếu thủy sản nói trên diễn ra trong một dòng chảy đang hậu thuẫn cho các doanh nghiệp lĩnh vực này, cũng như với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung.

Họ đang được hưởng lợi từ biến động tỷ giá USD/VND.

Ngày 04/7, Ngân hàng Nhà nước có những điều chỉnh mới với chính sách tỷ giá: tăng mạnh giá bán ra USD, chuyển phương thức bán ra từ kỳ hạn trước đó sang giao ngay.

Tỷ giá USD/VND lập tức bật mạnh, tăng hơn 90 VND (0,27%) so với phiên liền trước. Tính chung, tỷ giá USD/VND đã tăng 2,52% kể từ đầu năm. Phần lớn sức tăng này dồn ở hai tháng gần đây.

Nếu như ở chi phí vay vốn, các doanh nghiệp thủy sản và xuất khẩu nói chung hầu hết nằm trong lĩnh vực ưu tiên, được hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong chính sách đang triển khai; thì với biến động tỷ giá hiện nay họ đang có thêm thuận lợi.

Doanh nghiệp xuất khẩu thu về ngoại tệ, trong khi nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh trong nước chủ yếu bằng nội tệ. Tỷ giá tăng, họ hưởng lợi.

Ví dụ, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thu về 1 triệu USD, ba tháng trước bán lại cho ngân hàng ứng với khoảng 22,7 tỷ đồng; nhưng qua đợt biến động tỷ giá từ tháng 5 đến nay, hiện đã được 23,3 tỷ đồng. Như vậy, tính toán tương đối, họ có thêm khoảng 600 triệu đồng cho 1 triệu USD bán lại. Nguồn tiền tăng thêm này tạo thêm lực cho đầu tư sản xuất kinh doanh (sử dụng đồng nội tệ) hoặc nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tính chung, doanh số xuất khẩu của doanh nghiệp đã tăng thêm 2,52% khi quy đổi sang nội tệ kể từ đầu năm đến nay. Giá trị này là đáng kể, bên cạnh  tăng trưởng xuất khẩu của ngành nổi bật gần đây (5 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản đã đạt 4,7 tỷ USD, tăng 44% so với cùng kỳ 2021, được giới chuyên môn đánh giá là mức tăng trưởng ngoạn mục).

Cùng với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, thêm thuận lợi từ biến động tỷ giá, song diễn biến giá cổ phiếu trên sàn nhìn chung lại không đồng thuận. Tất nhiên, “thị trường luôn luôn đúng” hoặc có nguyên do của nó. Điều được kỳ vọng là, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu, hay với thủy sản, nhìn chung sẽ tiếp tục khả quan trong quý 2 (quý nắm trọn sóng biến động tỷ giá kể từ đầu năm).

nhipsongkinhdoanh.vn

0 bình luận, đánh giá về Cổ phiếu doanh nghiệp xuất khẩu đang hưởng lợi biến động tỷ giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký thông tin để nhận tin tức và cập nhật mới nhất hàng ngày từ chúng tôi
0.29374 sec| 966.07 kb