Tồn kho, đầu tư và chi tiêu công sụt giảm là những tác nhân kéo giảm tăng trưởng của Mỹ.
Nền kinh tế suy giảm trong hai quý liên tiếp, thỏa mãn tiêu chí suy thoái kỹ thuật, làm gia tăng áp lực đối với chính quyền ông Biden.
Kinh tế Mỹ giảm quý thứ hai liên tiếp, thỏa mãn định nghĩa về một cuộc suy thoái kỹ thuật, đồng thời khiến cho cuộc chiến chống lạm phát của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trở nên khó khăn gấp bội.
Theo dữ liệu vừa mới được công bố, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý II của Mỹ giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2021. Tính vắt quý, GDP quý II giảm 0,2% so với quý trước đó, giai đoạn kinh tế Mỹ sụt giảm 1,6%.
Tồn kho, đầu tư và chi tiêu công sụt giảm chính là những tác nhân kéo tụt tăng trưởng của Mỹ. Trong quý vừa qua, đầu tư tư nhân trong nước giảm 13,5%. Chi tiêu tiêu dùng chỉ tăng 1% trong bối cảnh lạm phát cao nhất nhiều thập kỷ.
Hàng tồn kho, đóng góp đáng kể vào GDP của Mỹ trong năm 2021, lại là vật cản lớn, kéo giảm tăng trưởng của nền kinh tế số một thế giới 2 điểm phần trăm trong quý vừa qua. Chi tiêu dành cho lĩnh vực dịch vụ tăng 4,1% tuy nhiên, chi tiêu hàng tiêu dùng lâu bền và không lâu bền giảm lần lượt 2,6% và 5,5%.
Theo một khái niệm phổ biến, suy thoái chính thức nổ ra sau khi nền kinh tế "đi lùi" trong 2 quý liên tiếp. Tuy nhiên, Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) mới là cơ quan nắm quyền quyết định kinh tế Mỹ có rơi vào suy thoái hay không, dựa trên phân tích một loạt các dữ liệu kinh tế.
Nhà Trắng liên tục lên tiếng khẳng định kinh tế Mỹ vẫn tương đối vững mạnh và không hề có dấu hiệu rơi vào suy thoái. Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết bà sẽ rất “ngạc nhiên” nếu NBER tuyên bố Mỹ rơi vào suy thoái.
Tuy nhiên, việc nền kinh tế sụt giảm trong hai quý liên tiếp chắc chắn là thách thức lớn mà Tổng thống Joe Biden phải đối mặt trong bối cảnh người dân Mỹ đang mất dần niềm tin đối với cá nhân ông cũng như chính phủ.
ndh
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm