BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: XOAY TRỤC TĂNG TRƯỞNG SANG XÂY DỰNG

12/01/2023
huyennn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: XOAY TRỤC TĂNG TRƯỞNG SANG XÂY DỰNG

TẢI BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: XOAY TRỤC TĂNG TRƯỞNG SANG XÂY DỰNG

ĐIỂM SÁNG KTVM VIỆT NAM NĂM 2022

1. GDP tăng trưởng ấn tượng, điểm sáng kinh tế thế giới

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2022 ước tính tăng 5.92% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4.7% và 5.17% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.85%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4.22%; khu vực dịch vụ tăng 8.12%.

Ước tính GDP năm 2022 tăng 8.02% (quý I tăng 5.05%; quý II tăng 7.83%; quý III tăng 13.71%; quý IV tăng 5.92%) so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.36%, đóng góp 5.11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7.78%, đóng góp 38.24%; khu vực dịch vụ tăng 9.99%, đóng góp 56.65%.

2. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ bùng nổ tăng trưởng

Hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng năm 2022 khôi phục mạnh mẽ khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2022 tăng 17.1% so với cùng kỳ năm trước (quý III/2022 tăng 41.2%; quý II tăng 20.1%). Tính chung năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 19.8% so với năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Mười Hai năm 2022 ước đạt 515.8 nghìn tỷ đồng, tăng 3.7% so với tháng trước và tăng 17.1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý IV/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1,514.6 nghìn tỷ đồng, tăng 4.8% so với quý trước và tăng 17.1% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5,679.9 nghìn tỷ đồng, tăng 19.8% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 15.6% (năm 2021 giảm 6.7%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 tăng 15% so với năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch Covid-19. Mặc dù vậy, quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 chỉ đạt 82.5% quy mô của chỉ tiêu này nếu ước tính trong điều kiện bình thường không xảy ra dịch Covid-19 từ năm 2020 đến nay.

3. Sản xuất công nghiệp có xu hướng sụt giảm trong Q4

Sản xuất công nghiệp quý IV/2022 có xu hướng tăng chậm lại, tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm ước đạt 3.6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 7.69% so với năm trước (quý I tăng 7.16%; quý II tăng 9.51%; quý III tăng 11.06%; quý IV tăng 3.6%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) có xu hướng giảm trong quý IV do đơn hàng sụt giảm, chi phí đầu vào ở mức cao và thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu, trong đó tháng 12/2022 ước giảm 1% so với tháng trước và chỉ tăng 0.2% so với cùng kỳ năm trước, tính chung quý IV/2022 tăng 3.6%.

DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NĂM 2023

XÉT DÀI HẠN:

VN-Index có xu hướng tăng mạnh từ T2/2016 đến T4/2018, tiếp cận mức đỉnh 1,200 từ 10 năm trước (2007), mức tăng (122,7%). Sau đó, VN-Index sụt giảm về mức đáy 665 điểm trong T3/2020 do dịch Covid-19, giảm (43.6%). Từ năm 2020 đến đầu năm 2021, VN-Index tăng mạnh trong chu kỳ 2 năm, vượt đỉnh lịch sử 1,200 và thiết  lập đỉnh mới 1,531 điểm trong T4/2022 với mức tăng 130.2%. Sau chu kỳ 2 năm tăng trưởng ấn tượng, VN-Index đang có sự điều chỉnh trong 11 tháng vừa qua, tính đến cuối năm 2022, nhưng thanh khoản trong những ở thời điểm cuối năm 2022 giảm mạnh 60% so với thời điểm đầu năm, cho thấy trong dài hạn VN-Index vẫn duy trì tín hiệu tích cực. Vì vậy xét trong dài hạn, xu hướng chính của VN-Index là tăng điểm.

XÉT TRONG TRUNG HẠN:

Vn-Index đã lập đỉnh (1,530 - 1,536) trong T1/2022, sau đó được test lại trong T4/2022. Từ T4/2022 đến hết tháng 12, Vn-Index có xu hướng giảm giá và hiện tại đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng ngày 30/12/2022 ở mốc 1,007.09 điểm.

Kết thúc năm 2022, so sánh với đầu năm 2022, Vn-Index giảm 34.45%, còn tính từ mức đáy trong năm 2022 (873.87 điểm); Vn-Index đã giảm mạnh 43.1% so với mức đỉnh. Vậy tính ra trong năm 2022, Vn-Index giảm trên 30%, là tín hiệu thị trường điều chỉnh trong trung hạn và đã kéo dài được 1 năm. Tại quanh vùng này, chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ tích lũy và hồi phục dần trong 2022.

KỲ VỌNG HỒI PHỤC TRONG 2023

1. VN-Index đã về vùng định giá hấp dẫn (P/E = 9.5 lần trong 2022, thấp nhất trong 10 năm); Vốn hóa thị trường so với GDP thấp (55.4%).

2. VN-Index tăng giá (+20.7%) từ đáy. Xác nhận có tín hiệu hồi phục.

3. Khối ngoại quay trở lại xu hướng mua ròng sau 2 năm bán ròng. 

TỔNG QUAN NGÀNH XÂY DỰNG TRONG NĂM 2022

Giá trị ngành xây dựng Việt Nam được định giá khoảng 60 tỷ USD tại năm 2021 và thị trường được dự đoán sẽ đạt tốc độ CAGR hơn 8.7% trong giai đoạn 2021-2027. Phân loại theo lĩnh vực, ngành xây dựng được chia thành 3 thị trường: thị trường xây dựng dân dụng, thị trường xây dựng công nghiệp và thị trường xây dựng cơ sở hạ tầng. Cả 3 phân khúc này đều có tiềm năng tăng trưởng cao

(còn tiếp)

Quý Khách hàng vui lòng liên hệ Trung tâm CSKH – Công ty CP Chứng khoán Kiết Thiết Việt Nam qua Zalo: 0886998288 để nhận toàn bộ “Báo Cáo Chuyên Đề: Xoay trục tăng trưởng sang Xây dựng – Cơ hội & Thách thức”. 

----

*Công ty Cổ phần Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam

Zalo group: Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam
Facebook: Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam CSI
Hotline: 0886 998 288
Email: online@vncsi.com.vn

 

0 bình luận, đánh giá về BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: XOAY TRỤC TĂNG TRƯỞNG SANG XÂY DỰNG

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký thông tin để nhận tin tức và cập nhật mới nhất hàng ngày từ chúng tôi
0.45115 sec| 958.156 kb