Báo cáo phân tích Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB)

28/09/2022
huyennt
DỰ PHÒNG LỚN, VỮNG BƯỚC TĂNG TRƯỞNG

DỰ PHÒNG LỚN, VỮNG BƯỚC TĂNG TRƯỞNG

TẢI BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VCB - HSX)

Triển vọng của ngân hàng:

Tăng trưởng tín dụng cao nhất trong nhóm các ngân hàng quốc doanh nhờ chất lượng tài sản tốt và tham gia hỗ trợ tổ chức tín dụng yếu kém: (1) Chỉ tiêu CAR cao nhất trong nhóm ngân hàng quốc doanh. Ngoài ra, trong năm 2022 VCB có kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 18,1% điều này giúp ngân hàng tăng sức chịu đựng về vốn, vừa đảm bảo chỉ tiêu an toàn rủi ro, vừa tạo điều kiện cho tăng trưởng tín dụng thuận lợi. (2) Tuy là ngân hàng có quy mô lớn với tổng tài sản hơn 1,6 triệu tỷ đồng, dư nợ cho vay khách hàng lên đến 1,1 triệu tỷ đồng nhưng lại là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất ngành. Tại Q2/2022 chỉ số NPL của VCB đạt 0,61%, nợ tái cơ cấu khoảng 3.000 tỷ đồng, tuy nhiên đa số khách hàng đều phục hồi tốt ngoại trừ khoảng 5%-7% trong số này có khả năng chuyển nợ xấu. (3) Trong Đại hội đồng Cổ đông năm 2022, các cổ đông đã thông qua tờ trình nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng với nguyên tắc không hợp nhất BCTC và VCB không bơm vốn cho TCTD này. Việc nhận chuyển giao bắt buộc sẽ tạo điều kiện để VCB mở rộng quy mô kinh doanh và tăng room tín dụng từ ngân hàng nhà nước trong các năm tiếp theo.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng duy trì tăng trưởng đều đặn, hoạt động bảo hiểm tăng trưởng tốt. Mảng kinh doanh ngoại hối và vàng đạt mức tăng trưởng CAGR 24,5% trong 3 năm gần đây. Q2/2022 lãi từ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng đạt 1.471,71 tỷ (+49,2% yoy) chiếm tỷ trọng 9,2% trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng. Lãi từ dịch vụ Q2/2022 đạt 694,6 tỷ (+62,1% yoy) nhưng giảm 74% so với quý trước do VCB giảm chi phí dịch vụ nhằm thu hút Casa và mảng bảo hiểm chịu ảnh hưởng bởi việc ghi nhận một phần phí Upfront Bancas trong Q1/2022. Tuy nhiên, hoạt động bảo hiểm vẫn còn dư địa với tăng trưởng doanh thu thuần (không tính các khoản trả trước, thưởng theo mốc) khoảng 60%/năm cho giai đoạn 2022-2025.

Tính ổn định của ngân hàng nhờ lợi thế từ thương hiệu, quy mô: Tính ổn định của ngân hàng được thể hiện qua những chỉ tiêu như Tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp trong nhiều năm và có xu hướng giảm dần; Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất ngành và có xu hướng tăng lên; NIM duy trì mặc dù thị trường có nhiều biến động; Casa có xu hướng tăng và ở mức tương đối cao so với ngành; Tỷ lệ CIR duy trì qua các năm; Hiệu quả hoạt động ROE, ROA ở mức cao.

Định giá và khuyến nghị: Kết hợp 2 phương pháp Định giá thu nhập thặng dư và Chỉ số so sánh P/B với tỷ trọng lần lượt 40% và 60%, giá trị hợp lý của cổ phiếu VCB đạt 94.763 đồng/CP. Chúng tôi khuyến nghị TRUNG LẬP với cổ phiếu VCB do giá thị trường đã gần phản ánh giá trị ngân hàng trong ngắn hạn. Tuy nhiên để lựa chọn đầu tư dài hạn nhiều năm thì VCB vẫn là cổ phiếu tốt đáng để nhà đầu tư quan tâm.

Rủi ro:

- Rủi ro lạm phát tăng cao, kéo theo ngân hàng tăng lãi suất huy động, nhưng lãi suất cho vay khó tăng tương ứng sẽ làm giảm khả năng mở rộng NIM của ngân hàng.

- Rủi ro liên quan đến việc nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém.

-----------------

* Công ty Cổ phần Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam
Zalo group: 
Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam
Facebook: Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam CSI
Hotline: 0886 998 288
Email: online@vncsi.com.vn

0 bình luận, đánh giá về Báo cáo phân tích Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB)

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký thông tin để nhận tin tức và cập nhật mới nhất hàng ngày từ chúng tôi
0.31011 sec| 960.461 kb