Báo cáo phân tích CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM - HSX)

14/12/2022
huyennn
Báo cáo phân tích CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM - HSX)

TẢI BÁO CÁO PHÂN TÍCH CTCP DỆT MAY - ĐẦU TƯ - THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG (TCM - HSX)

 

 

Luận điểm đầu tư

TCM hoạt động chính trong lĩnh vực may mặc (chiếm 98.7% trong cơ cấu doanh thu). Trong đó, doanh thu xuất khẩu chiếm 88%. Các nước có tỷ trọng lớn nhất là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Cơ cấu cổ đông của TCM khá cô đặc: E-Land sở hữu 44.96% cổ phần, Ông Nguyễn Văn Nghĩa (thành viên HĐQT) sở hữu 16.89%. Với cơ cấu cổ đông cô đặc, giá cổ phiếu TCM thường biến động khá mạnh.

Doanh thu Q3/2022 đạt 1,229.4 tỷ (+57% yoy), lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 3,400 tỷ (+26% yoy). Tăng trưởng chủ yếu từ mảng may mặc và dệt may, nhờ nhu cầu tăng mạnh sau thời gian giãn cách. Doanh thu và LNST tháng 10 đạt 13.5 triệu USD (+17% yoy) và 803 nghìn USD (+922% yoy). Lũy kế lợi nhuận sau thuế 10 tháng đạt khoảng 9.84 triệu USD (+99% yoy), hoàn thành 91% so với kế hoạch năm 2022. Bên cạnh mảng kinh doanh may mặc, TCM đang mở rộng sang mảng kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bất động sản, nhưng tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận chưa lớn.

Do lạm phát tăng cao làm giảm sức mua tiêu dùng tại các thị trường chính như Mỹ, Nhật Bản khiến đơn hàng của TCM có dấu hiệu giảm sút. Tính đến giữa tháng 11, công ty đã ghi nhận khoảng hơn 85% đơn hàng cho kế hoạch doanh thu Q4/2022, hiện đang nhận đơn hàng cho Q1/2023.

Đặc thù là doanh nghiệp sản xuất, cơ cấu nguồn vốn của TCM có Tổng nợ/Tổng tài sản tại Q3/2022 đạt 45.6%, tương đối thấp so với ngành, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn với 86% trong tổng nợ. Mức sử dụng đòn bẩy tài chính thấp giúp TCM giảm áp lực chi phí tài chính trong bối cảnh lãi suất có chiều hướng tăng cao, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi các đối thủ cạnh tranh phải chịu nhiều áp lực vì các chi phí tăng.

Biên lợi nhuận gộp Q3/2022 đạt 17.5%, cao hơn so với cùng kỳ 7.8 điểm phần trăm. So với các doanh nghiệp cùng ngành, biên lợi nhuận của TCM xếp thứ hạng cao. Tuy nhiên ROE của TCM lại thấp hơn đáng kể, nguyên nhân do Thành Công sử dụng đòn bẩy thấp hơn các doanh nghiệp khác. Do đó, chúng tôi đánh giá hoạt động kinh doanh của TCM ổn định. Tuy nhiên, sang năm Quý Mão TCM khó khăn hơn trong hoạt động kinh doanh do đơn hàng giảm sút tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Nhật Bản khi các nền kinh tế lớn này chậm lại.

 

Định giá, khuyến nghị

Nhà máy Vĩnh Long 2 với công suất 9 triệu sản phẩm/năm được đưa vào vận hành nhưng tình hình kinh tế tại các thị trường chính chậm lại, tuy nhiên TCM được bù đắp bởi các thị trường khác như Trung Quốc mở cửa trở lại sau dịch, do vậy chúng tôi giả định đơn hàng tăng chậm lại khoảng 10% trong năm 2023.

Với giả định trên chúng tôi dự phóng danh thu năm 2023 đạt khoảng 4,900 tỷ; EPS tương ứng đạt 3,500 VND/CP.

Chúng tôi sử dụng phương pháp định giá P/E để xác định giá trị của cổ phiếu TCM. Với P/E trung bình khoảng 8 lần, giá trị hợp lý TCM là 28,000 VND. Chúng tôi khuyến nghị trung lập với cổ phiếu TCM.

 

-----------------

* Công ty Cổ phần Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam
Zalo group: 
Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam
Facebook: Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam CSI
Hotline: 0886 998 288
Email: online@vncsi.com.vn

0 bình luận, đánh giá về Báo cáo phân tích CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM - HSX)

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký thông tin để nhận tin tức và cập nhật mới nhất hàng ngày từ chúng tôi
0.34254 sec| 961.43 kb