Cước vận chuyển container hợp đồng dài hạn tăng gần gấp đôi cùng kỳ

05/04/2022
huyennt
Cước vận tải biển hợp đồng dài hạn đã tăng 7% trong tháng 3, tương đương mức tăng gần 97% so với cùng kỳ năm ngoái. 18 tháng trở lại đây, chỉ có 2 tháng (12/2021 và 1/2022) ghi nhận giá cước vận tải biển trên toàn cầu giảm. Xu hướng tăng giá neo cao là sự kết hợp của nhu cầu tăng cao kéo dài, việc tắc nghẽn tại cảng ở Mỹ, thiếu container rỗng và sự gián đoạn do Covid-19.

Cước vận tải biển hợp đồng dài hạn đã tăng 7% trong tháng 3, tương đương mức tăng gần 97% so với cùng kỳ năm ngoái.

18 tháng trở lại đây, chỉ có 2 tháng (12/2021 và 1/2022) ghi nhận giá cước vận tải biển trên toàn cầu giảm.

Xu hướng tăng giá neo cao là sự kết hợp của nhu cầu tăng cao kéo dài, việc tắc nghẽn tại cảng ở Mỹ, thiếu container rỗng và sự gián đoạn do Covid-19.

\

Theo báo cáo của công ty phân tích vận tải biển Xeneta - đơn vị chuyên đo lường giá cước vận chuyển container theo các hợp đồng dài hạn trên toàn cầu, cước vận chuyển đường biển theo hợp đồng dài hạn đã tăng 7% trong tháng 3, tương đương mức tăng gần 97% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đồng thời, 18 tháng trở lại đây, chỉ có 2 tháng (12/2021 và 1/2022) ghi nhận giá cước vận tải biển trên toàn cầu giảm. 

Xu hướng tăng giá neo cao là sự kết hợp của nhu cầu tăng cao kéo dài, việc tắc nghẽn tại cảng ở Mỹ, thiếu container rỗng và sự gián đoạn do Covid-19. Điều này đã giúp các hãng vận tải có lợi nhuận khổng lồ trong năm vừa qua.

"Cước vận chuyển dài hạn đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Các hãng tàu chắc chắn mất nhiều thời gian trong các cuộc đàm phán hợp đồng. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy những điều chỉnh trong tương lai có thể sắp xảy ra", Giám đốc điều hành Xeneta, Patrik Berglund cho biết.

Ông Patrik Berglund còn chỉ ra rằng giá cước trên tuyến quan trọng từ Viễn Đông - châu Âu đang giảm, do các hãng tàu như Maersk và MSC thông báo về việc hủy các chuyến tàu trước đó, do ảnh hưởng của chiến sự tại Urkaine.

Ngoài ra, khả năng bùng phát dịch Covid-19 ở Trung Quốc và việc thực hiện các biện pháp phong tỏa có thể làm gia tăng sự bất ổn và sức cầu bị dao động. Trong khi đó, tình hình tắc nghẽn cảng ở Mỹ đã chuyển từ Bờ Tây sang Bờ Đông và tình hình tắc nghẽn có thể nghiên trọng hơn trong quý II.

"Đó là một bức tranh rất phức tạp và khó có thể dự báo được tình hình giá cước trong thời gian tới. Điều cần làm là tận dụng những thông tin thị trường mới nhất đã có trước khi đàm phán hợp đồng", Berglund khuyến nghị.

Theo số liệu từ Xeneta, tại châu Âu, giá cước vận chuyển hàng hóa nhập khẩu tăng gần 8% trong tháng 3, đạt mức cao nhất trong lịch sử và hiện tăng hơn 87% so với cùng kỳ năm ngoái. Ở chiều ngược lại, giá cước vận chuyển hàng xuất khẩu tăng hơn 3%, tương đương mức tăng gần 73% so với tháng 3 năm trước.

Trong khi đó, giá cước nhập khẩu ở khu vực Viễn Đông theo chỉ số XSI đã tăng 4,7%, đưa chỉ số này tăng hơn 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá cước xuất khẩu lại tăng gần 8%. Mức cước này đã tăng 92% so với tháng 3/2021. Theo đó,  mức tăng giá cước được ghi nhận 18 trên 24 tháng trở lại đây.

Giá cước vận tải ở Mỹ cũng có diễn biến tương tự, với cước hàng hóa nhập khẩu tăng gần 7%, bù lại mức giảm nhẹ được ghi nhận vào tháng 2 và chỉ số này cao hơn 99% so với cùng kỳ 2021.

ndh.vn

0 bình luận, đánh giá về Cước vận chuyển container hợp đồng dài hạn tăng gần gấp đôi cùng kỳ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký thông tin để nhận tin tức và cập nhật mới nhất hàng ngày từ chúng tôi
0.38685 sec| 960.391 kb