BÁO CÁO KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 6 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM
NHỮNG ĐIỂM SÁNG TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM.
Các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Liên hợp quốc (UN) đều hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 so với thời điểm đầu năm.
Đối với khu vực đồng Euro, các quốc gia thành viên chủ chốt phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng từ Nga, trong đó nhập khẩu khí đốt chiếm khoảng 35% tổng lượng khí đốt nhập khẩu vào khu vực. Chỉ số PMI tổng hợp trong tháng 5/2022 của khu vực này giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng, ở mức 54,8 điểm, giảm 1 điểm so với mức 55,8 điểm của tháng 4/2022. Chính vì vậy, các tổ chức quốc tế đều dự báo mức tăng trưởng của khu vực đồng Euro chỉ đạt 2,5-2,7%.
Trong khu vực Đông Nam Á, các quốc gia như Indonesia, Malaysia, Thái Lan đều được dự báo mức tăng trưởng năm 2022 khá cao so với năm 2021 (tăng trưởng năm 2021 lần lượt chỉ đạt 3,7%, 3,1% và 1,6%) do kỳ vọng sau khi các biện pháp ngăn chặn Covid-19 được nới lỏng. Ngược lại, Singapore lại được dự báo mức tăng trưởng thấp hơn so với mức tăng 7,6% vào năm 2021 do sự phục hồi mạnh mẽ đã thể hiện trong năm qua. Philippines được dự báo tăng trưởng nhẹ so với năm 2021 (5,6%) khi đạt được tiến bộ trong tiêm chủng.
Riêng với Việt Nam, các tổ chức quốc tế đều đưa ra nhận định vô cùng khả quan đối với nền kinh tế vào năm 2022, dao động từ 5,8 đến 6,5% dù tăng trưởng năm 2021 chỉ đạt 2,6%. Đây cũng là mức đánh giá cao nhất trong các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Nguyên nhân được đưa ra bao gồm tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cao, việc mở rộng thương mại và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của chính phủ cung cấp thêm thanh khoản cho nền kinh tế
Những điểm sáng KTVM nổi bật trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022:
Tăng trưởng GDP ấn tượng : GDP quý II năm 2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2021. Kỳ vọng GDP sẽ tăng trưởng vượt mức mục tiêu 6,5%, thậm chí là trên 7 vào cuối năm 2022.
Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ bùng nổ tăng trưởng: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2.717 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp phục hồi tốt : Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 8,48% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,97%; quý II tăng 9,87%).
FDI thực hiện, cao nhất 6 năm : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 10,06 tỷ USD, tăng 8,9% YoY, đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Cán cân thương mại, từ thâm hụt sang thặng dư : Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 710 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 1,86 tỷ USD).
Tăng trưởng tín dụng ở mức cao: Tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tính đến 20/6 đạt 8,51%, cao hơn nhiều so với con số cùng kỳ năm trước (5,47%). Với mức tăng trưởng này, đã có hơn 880.000 tỷ đồng được bơm thêm ra thị trường trong 6 tháng đầu năm.
SBV giữ nguyên lãi suất điều hành – Khởi động kênh tín phiếu: Ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức 4%, nhưng khởi động kênh tín hiệu sau 2 năm nhằm hút tiền VND.
TẢI BÁO CÁO KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 6 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022
------------------
* Công ty Cổ phần Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam
Zalo group: Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam
Facebook: Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam
Hotline: 0886 998 288
Email: online@vncsi.com.vn
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm